Những "chúa tể" trên bầu trời từ hung dữ, nhạy bén tinh nhanh đã được các huấn luyện viên thuần phục trở thành "thú cưng". (Ảnh: Trang Anh). |
Mặc dù chỉ 14 tuổi nhưng Huỳnh Ngọc Bảo Huy (phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã có 2 năm gắn bó với Câu lạc bộ (CLB) chơi, nuôi dưỡng và huấn luyện chim săn mồi. Huy cũng là thành viên nhỏ nhất trong CLB có niềm đam mê này.
Trò chuyện với chúng tôi, Huy cho biết, vào năm 2016 em tình cờ được bố đưa đến CLB để giao lưu với các thành viên khác. Tại đây, khi được tận mắt chứng kiến những chú đại bàng to cao đứng oai vệ trên tay chủ nhân, Huy tỏ ra rất thích thú.
Ngay sau khi trở về Huy xin bố gia nhập CLB và được bố đồng ý tài trợ một khoản chi phí mua chim, sắm phụ kiện và thức ăn từ đó em bắt đầu thú chơi đầy hấp dẫn này.
Hàng ngày, sau giờ học Huy lại tìm đến và chơi, vuốt ve cùng “thú cưng” của mình để làm quen và tạo sự gần gũi. Qua thời gian 2 năm kiên trì Huy bắt đầu bắt nhịp và huấn luyện thành công nhiều loài chim khác nhau như đại bàng ưng, diều lửa, diều trắng, ưng Ấn, cắt nhỏ…
Sau thời gian gắn bó với “chúa tể” bầu trời, Huy chia sẻ, để huấn luyện thành công những loại này trước tiên phải mua chim non và huấn luyện ngay từ khi còn nhỏ.
Bên cạnh đó, người huấn luyện cần duy trì bài tập nâng cao thể lực hằng ngày sao cho hài hòa với trọng lượng cơ thể thì chim mới bay tự do và đạt được trạng thái săn mồi tốt nhất.
Để thuần phục một chú chim người chơi mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc (Ảnh: Trang Anh). |
Khác với Huy, anh Nguyễn Hữu Phước (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề tâm sự, khi đã có “thú cưng” trong tay, người chơi cần phải sắm thêm găng tay da, dây da để xích chân, chuông đeo chân chim, mũ da bịt mắt, còi, cần đậu, cân điện tử…và mỗi ngày phải chi thêm vài chục ngàn đồng để mua thức ăn sống như chim cút, gà con… để nuôi, và phục vụ quá trình huấn luyện chim.
Theo anh Phước, đối với chim non, việc huấn luyện đơn giản hơn, còn chim bổi (bắt trong tự nhiên) việc thuần phục mất nhiều thời gian, công sức.
Anh Phước cho hay, thời gian ban đầu người chơi cần phải tập làm quen với loài vật của mình bằng cách tiếp xúc thường xuyên và vuốt ve để tạo sự thân thiện.
Kế đến là ép cân đến mức lý tưởng, cụ thể chim trống, cân nặng trung bình từ 1,2-1,5kg giảm xuống còn 900-1,1kg; chim mái nặng từ 1,7-2kg giảm còn 1,3-1,6kg là đẹp nhât.
“Bên cạnh đó, người huấn luyện cần tập cho chim bay qua tay ăn mồi theo hiệu lệnh còi, dịch chuyển khoảng cách xa dần với mục đích tập phản xạ, khi chủ nhân giơ găng tay lên thổi còi, chim đang bay tự do trên bầu sẽ lập tức bay về.
Khi đã kiểm soát được chim mới chuyển sang giai đoạn tập cho chim vồ mồi, dí mồi trên đồng ruộng đến mức thuần thục thì tập thả tự do cho chim săn mồi ngoài tự nhiên. Với dòng chim lượn, cũng ép cân, tập ăn qua tay sau đó cho chim tăng nhẹ trọng lượng để chúng không quấn chủ và bắt đầu bay lượn”, anh Phước chia sẻ.
Cũng theo huấn luyện viên kì cựu này, để thuần phục một chú chim tùy thuộc và khả năng của từng người, có người mất 1 năm, còn có những người nhiều kinh nghiệm chỉ cần 4-6 tháng là có thể làm được.
Để thuần phục một chú chim tùy thuộc và khả năng của từng người, có người mất 1 năm, còn có những người nhiều kinh nghiệm chỉ cần 4-6 tháng là có thể làm được. (Ảnh: Trang Anh). |
Còn anh Nguyễn Đình Minh (thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, chim săn mồi gồm những loài đại bàng, chim ưng, chim cắt, chim ó, diều hâu, diều lửa… phân thành hai dòng là dòng lượn và săn.
Những loài này được xem là “chúa tể” trên không của nhiều loại động vật khác khi được tạo hóa ban cho đôi mắt sáng, bộ móng vuốt, chiếc mỏ sắc như dao nhọn. Trong đó, đại bàng thuộc dòng săn dũng mãnh nhất, được xem như “chúa tể bầu trời”.
Với gương mặt rạng ngời, anh Minh thử nghiệm cho chúng tôi thấy sức mạnh và sự nhanh nhạy của loài đại bàng ưng. Lúc này, anh vung tay mạnh cho chú đại bàng bay cao, cách xa vị trí đứng hàng trăm mét. Sau đó, anh đặt miếng thịt tươi trên tay rồi thổi còi, nhanh như tia chớp, chim lao xuống đớp mồi.
Vào những dịp rảnh rỗi các người chơi chim sẽ tập trung lại để giao lưu, học hỏi kinh nghiệp huấn luyện và chăm sóc chim. (Ảnh: Trang Anh). |
Anh Minh chia sẻ, “thú cưng” của anh có cân nặng hơn 1,5kg cùng đôi cánh to khỏe sải rộng hơn 1m, vừa được anh mua lại từ một thành viên trong CLB. Trước đó, anh từng nuôi chơi nhiều dòng chim khác nhau như diều hâu trắng, ưng Ấn… nhưng trước sức hấp dẫn của một loài chim đầy quyền uy, được coi là “vua” của không trung, anh quyết định dồn tiền bạc, vốn liếng để mua về chơi thỏa mãn thú vui của mình.
Theo kinh nghiệm của các huấn luyện viên, cần đặc biệt chú ý đến những biểu hiện của chim để thấy được bệnh mà chữa trị ngay. Tuy nhiên, hiện trên thị trường chưa có thuốc đặc trị dành riêng cho chim săn mồi mà phải dùng thuốc của gia cầm, phải tham khảo nhiều nguồn, canh liều lượng chừng mực nếu không sẽ gây tổn hại đến chim. Một trong những bệnh chim săn mồi hay mắc phải là bị lở miệng, tiêu chảy do thay đổi thức ăn khác so với tự nhiên.
Đắk Lắk: Cơn mưa kéo dài 45 phút kèm lốc xoáy khiến hàng trăm nhà dân 'bỗng dưng' mất nóc
Trận mưa lớn kèm lốc xoáy đi qua địa bàn huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) đã làm cho 1 người tử vong, nhiều hoa ... |
Vụ trùm gỗ lậu Phượng 'râu': Tạm đình chỉ Trạm phó Trạm quản lý bảo vệ rừng số 1
Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Đắk Wil nếu người của Trạm quản lý bảo vệ rừng số 1 có vi phạm quy ... |