Tiêm kích tàng hình F-35C hạ cánh lần đầu xuống tàu sân bay USS Carl Vinson ngày 18.10.2017. HẢI QUÂN MỸ |
Chuyến thăm này được tiến hành sau khi Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên T.Ư Ðảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tham dự Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Mỹ tại thủ đô Washington D.C từ ngày 15 - 18.10.
Thượng tướng đã có hàng loạt cuộc gặp với giới chức Mỹ, các nghị sĩ Quốc hội, đại diện một số tổ chức của Mỹ nhằm thảo luận các vấn đề hợp tác song phương, thúc đẩy các hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh Việt Nam.
Bà Susan Thornton, quyền Trợ lý bộ trưởng ngoại giao phụ trách Vụ Đông Á - Thái Bình Dương (Bộ Ngoại giao Mỹ) tiếp Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh ngày 18.10 tại cuộc thảo luận về các hợp tác song phương quân sự và an ninh. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ |
Chuẩn đô đốc John Fuller, tư lệnh CSG-1, phát biểu khi đón tiếp Thượng tướng: “Đây là một ngày có tính chất lịch sử và chúng tôi vinh dự được ông ghé thăm tàu Carl Vinson. Chúng tôi rất hài lòng trở thành một phần của việc hợp tác hàng hải này”.
Nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 này gồm tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson (soái hạm của nhóm), 1 tuần dương hạm và 2 khu trục hạm. Máy bay bố trí trên tàu thuộc Không đoàn tàu sân bay số 2 (biên chế từ năm 2016).
Tàu Carl Vinson có hơn 3.000 quân nhân phục vụ. Khi triển khai hoạt động ở nước ngoài, tàu nhận thêm hơn 60 máy bay cùng đội ngũ 2.000 nhân sự đi cùng của không đoàn số 2.
Hải quân Mỹ dự kiến triển khai F-35C phục vụ tàu sân bay USS Carl Vinson vào cuối năm 2018. Ảnh: Hải quân Mỹ |
Nhóm tác chiến tàu sân bay số 1, dẫn đầu là tàu sân bay Carl Vinson, trên Thái Bình Dương tháng 6.2017. Ảnh: Hải quân Mỹ |
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh sau khi quan sát hoạt động của tàu sân bay Carl Vinson đã phát biểu: “Tôi rất ấn tượng trước sự chuyên nghiệp và cường độ làm việc của toàn thể đội ngũ tàu Carl Vinson. Tôi nghĩ rằng hợp tác hàng hải là một trong những lĩnh vực mà Mỹ và Việt Nam có thể cộng tác cùng nhau”.
Nhóm tàu sân bay này vừa trở về căn cứ ở San Diego, bang California vào tháng 6 sau 6 tháng triển khai hoạt động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương.
Trong thời gian này nhóm tàu Carl Vinson thực hiện các hoạt động thúc đẩy đối tác hàng hải khu vực, thực hiện bảo đảm và duy trì an ninh và tự do hàng hải.
Trước đó, ngày 18.10, lần đầu tiên một tiêm kích tàng hình F-35C (phiên bản dành cho hải quân) đã thực tập hạ cánh thành công xuống tàu sân bay Carl Vinson ở ngoài khơi California. Chiếc F-35C Lightning II sau đó tiến hành hàng loạt cuộc cất và hạ cánh trên tàu suốt cả ngày và đêm, chuẩn bị cho việc triển khai loại tiêm kích hiện đại nhất này lên tàu sân bay Mỹ, dự kiến vào cuối năm 2018.
Từ ngày 15-18/10, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tham dự Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ tại thủ đô Washington, tiến hành hàng loạt cuộc gặp với giới chức Hoa Kỳ, các nghị sĩ Quốc hội, đại diện một số tổ chức của Hoa Kỳ nhằm thảo luận các vấn đề hợp tác song phương, thúc đẩy các hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh Việt Nam. Trong chuyến thăm và làm việc tại Mỹ từ 15 - 18.10, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu Ðoàn đại biểu quốc phòng Việt Nam vào sáng 17.10 đã tham dự Ðối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam – Mỹ 2017 tại trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ ở thủ đô Washington D.C. Về phía Mỹ, dẫn đầu phái đoàn là Tiến sĩ Joseph H.Felter, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách khu vực Nam và Ðông-Nam Á. Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam – Mỹ 2017 đã cập nhật thông tin về những thách thức an ninh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bàn thảo các nội dung hợp tác để đẩy mạnh quan hệ quốc phòng song phương trong khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ. Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam – Mỹ 2017 cũng trao đổi về tình hình thế giới, khu vực hai bên cùng quan tâm; đánh giá kết quả hợp tác năm 2017, xác định phương hướng hợp tác năm 2018 và các năm tiếp theo phù hợp với Bản ghi nhớ về Thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương năm 2011, Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt Nam - Mỹ năm 2015, hiện thực hóa các thỏa thuận giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước trong chuyến thăm Mỹ tháng 8/2017 của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ. Thượng tướng đánh giá tiềm năng hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng trong lĩnh vực quân y còn rất lớn, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2 tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. Phía Mỹ hoàn toàn ủng hộ các đề xuất của Việt Nam về hợp tác trong lĩnh vực cảnh sát biển, quân y, gìn giữ hòa bình, tẩy rửa chất đi-ô-xin; đề nghị Việt Nam tiếp tục tham gia các diễn đàn song phương và đa phương để chuẩn bị giữ vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2020. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thông báo, với sự giúp đỡ của phía Mỹ, dự án tẩy rửa chất độc da cam (dioxin) ở sân bay Đà Nẵng đã hoàn thành ngoài mong đợi. Phía Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức lễ công bố kết thúc dự án đúng vào đầu tháng 11 tại Đà Nẵng, trong thời gian diễn ra Tuần lễ cấp cao APEC, có sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump. Kết thúc Ðối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Tiến sĩ Joseph H.Felter chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ hợp tác giữa Viện chiến lược quốc phòng Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương (APCSS) có trụ sở tại Hawaii, Mỹ. Nhân dịp này, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trao cho phía Mỹ hai bộ hồ sơ để góp phần vào các hoạt động tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA). Tiến sĩ Joseph H.Felter cảm ơn hành động đầy thiện chí của phía Việt Nam, đồng thời cũng trao cho Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh di vật của một chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong chiến tranh, với mong muốn trao lại những di vật này cho gia đình liệt sĩ. (Theo cổng thông tin điện tử Chính phủ) |
Nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 gồm tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70), Không đoàn tàu sân bay số 2, biên đội tàu hỗ trợ gồm tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Lake Champlain và 2 khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Michael Murphy và USS Wayne E. Meyer. Tàu USS Carl Vinson đóng vào năm 1975, hoàn tất năm 1980, hoạt động từ năm 1982, là tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz thứ 3. Tàu dài 332,8 m, ngang rộng nhất 76,8 m, lượng choán nước 101.300 tấn. Nhân sự trên tàu gồm hơn 3.000 người thuộc tàu sân bay và hơn 2.000 thuộc Không đoàn số 2 biên chế trên tàu. Tàu có thể mang đến 90 máy bay gồm chiến đấu cơ, máy bay trinh sát, vận tải và trực thăng các loại. Chiến đấu cơ chủ yếu là loại F/A-18 E/F, F/A 18C, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, máy bay trinh sát E-2C Hawkeye, máy bay vận tải C-2A Greyhound, trực thăng MH-60. Tàu USS Carl Vinson là nơi tiến hành thủy táng thủ lĩnh al-Qaeda Osama Bin Laden vào tháng 5.2011 trên biển Ả Rập sau ông ta bị đặc nhiệm hải quân Mỹ tiêu diệt tại Pakistan ngày 1.5.2011. Vào tháng 4.2017, thế giới đã "bị hố" khi Hải quân Mỹ ngày 10.4 thông báo nhóm tàu sân bay Carl Vinson đang ở Singapore được lệnh hủy chuyến thăm Úc, quay lên vùng biển gần Triều Tiên khi ấy đang rất căng thẳng. Những phát biểu liên tiếp của giới chức Mỹ khiến truyền thông thế giới yên trí rằng nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đang áp sát Triều Tiên, đặc biệt sau khi Fox News ngày 14.4 đưa tin nhóm tàu này đang hướng về khu vực. Tuy nhiên nhóm tàu này vẫn âm thầm thực hiện cuộc hành trình đến Úc tham dự diễn tập, sau đó mới tiến lên phía bắc đến vùng biển gần Triều Tiên |
Biệt phủ 'khủng' ở TP HCM thuộc sở hữu của 1 nữ sinh viên?
Trên mạng xã hội đang xôn xao về một biệt phủ “khủng” tại huyện Bình Chánh, TP HCM. Theo thông tin ban đầu thì đây ... |