Tiến sĩ Stanford lý giải nguyên nhân học sinh chán học

Những chiếc huy chương không có nhiều ý nghĩa bằng cả quá trình. Điểm số sẽ làm kìm hãm sự sáng tạo và phát triển của học sinh.

Xuất hiện trong buổi tọa đàm “Con thay đổi khi chúng ta thay đổi”, nhiều câu chuyện cụ thể đã được các bậc phụ huynh và chuyên gia chia sẻ nhằm “gỡ rối” cho những ông bố, bà mẹ đang rơi vào hoàn cảnh tương tự.

tien si stanford ly giai nguyen nhan hoc sinh chan hoc
Phụ huynh và chuyên gia chia sẻ trong tọa đàm “Con thay đổi khi chúng ta thay đổi”

Con chán nản vì bố mẹ quá kỳ vọng

Chị Thúy Hằng (Hà Nội) là một người mẹ luôn theo sát và dạy con học tiếng Anh ngay từ khi còn bé. Chính vì lợi thế học tốt tiếng Anh, chị luôn tự áp đặt rằng con phải học thật giỏi. Do vậy, 90% thời gian học của con chị luôn dành cho việc học ngôn ngữ thứ hai này.

Hàng ngày, dù học môn gì ở trường, cứ đến 9 giờ tối hai mẹ con lại bắt đầu với việc học tiếng Anh. Việc làm này kéo dài trong suốt 5 năm Tiểu học và đem lại những kết quả tích cực. Trong tất cả các kỳ thi của trường hay những bài thi chứng chỉ quốc tế, con đều vượt so với tuổi khoảng 3 năm. Với chị, đó là cả một niềm tự hào.

Đến khi con chuẩn bị lên lớp 6, theo lời khuyên của các thầy cô, chị đã quyết định cho con luyện thi chứng chỉ IELTS. Nhưng từ khi chuyển sang học giáo trình cao hơn, con thể hiện sự chống đối rõ ràng trong việc học.

“Con bắt đầu làm bài như một cái máy và thiếu sự tự giác. Khi bị bắt học, con sẽ mở sách ra để chép đáp án. Mặc dù trước đây con rất thích viết nhật ký bằng tiếng Anh và sáng tạo trong câu chữ, nhưng khi mẹ bắt con chuyển sang viết đoạn văn, con sẽ chỉ đếm và viết đủ số từ theo yêu cầu” – chị Hằng kể lại.

Mắng con, dọa xé sách, đốt sách là tất cả những phản ứng chị đã làm với con. Theo chị Hằng, đó là quãng thời gian thực sự khủng hoảng.

“Ngay khi nhận ra con dần “chai” với đam mê, tôi nghĩ mình cần phải thay đổi. Tôi đã quên mất rằng, các con qua mỗi độ tuổi khác nhau nhu cầu học sẽ rất khác. Bên cạnh đó, khi con đang ở độ tuổi “teen” tâm sinh lý cũng thay đổi. Việc mẹ vẫn ốp khuôn mẫu cũ sẽ khiến con chán ghét và có phản ứng chống phó. Con muốn được tự do và bước ra khỏi tổ kén mà mẹ đã gieo vào.”

Qua một quãng thời gian dài nặng nề, chị Hằng bắt đầu quan tâm đến nhu cầu của con. Chị cho con được làm điều mình thích và học cái mình mong muốn.

“Khi bố mẹ gỡ bỏ được áp lực của bản thân mình thì cũng là lúc con giảm được áp lực học hành” – chị Hằng chia sẻ.

“Không làm bạn thì sẽ mất con”

Chị Thanh Nga là một phụ huynh ở Hà Nội hiện có con trai đang học lớp 10. Kể về câu chuyện của mình, chị cho biết, vợ chồng chị cũng đã từng rất căng thẳng về việc học của con trong những năm đầu lớp 8.

“Việc bố mẹ luôn nhắc đến chuyện học hành ngay cả trong bữa ăn khiến con cảm thấy áp lực. Con không thể cởi mở và chia sẻ với bất kỳ ai trong gia đình. Cũng từ đó, con không còn sự hứng thú với việc học.

Khi đó tôi hiểu ra rằng, nếu không làm bạn với con thì tôi sẽ mất con” – chị Nga chia sẻ.

tien si stanford ly giai nguyen nhan hoc sinh chan hoc
"Nếu không làm bạn với con thì tôi sẽ mất con”

Cũng từ ấy, vợ chồng chị luôn tìm cách khiến con cởi mở hơn trong giao tiếp. Chồng của chị, từ một người đam mê nhạc đỏ, đã chuyển sang tìm hiểu về các ca sĩ trẻ hay cùng con nghe và bình luận những bài hát mới nhất. Bản thân chị cũng học xem bóng đá để có cơ hội giao tiếp với con.

Sau vài buổi không thấy bố mẹ nhắc đến chuyện học hành con chị đã dần trở nên cởi mở và bắt đầu chia sẻ chuyện trường lớp với mẹ.

“Con kể rằng không thích cách dạy môn Sử ở trường bởi thầy cô dạy không sáng tạo và nội dung không đúng sự thật. Các cuộc chiến tranh của dân ta trong sách Sử luôn thắng lợi, trong khi con tìm hiểu trên Internet thì sự thực không phải vậy. Con cảm thấy mất dần hứng thú với môn Sử”.

Chị Nga cho rằng, ngoài áp lực của bố mẹ, một nguyên nhân gốc rễ khiến trẻ không hứng thú với việc học là môi trường giáo dục của Việt Nam còn rập khuôn, máy móc và hầu hết còn là học thuộc. Hình thức giải bài theo cách nào đều xuất phát từ thầy cô mà học sinh không có sự tìm hiểu hay sáng tạo. Nếu đi sai lệch so với cách giải mẫu, học sinh sẽ bị trừ điểm. Điều này vô tình khiến con trẻ trở nên chán học.

“Đối với Tùng Linh, bạn ấy thể hiện rõ ràng sự không hợp tác với cách dạy như vậy. Mình đã lập tức phải tìm cách khác để giúp con cảm thấy rằng học là niềm vui chứ không phải trách nhiệm” – chị Nga chia sẻ.

Điều khiến trẻ không hợp tác với việc học

Chia sẻ câu chuyện của chính, Nguyễn Chí Hiếu, tiến sĩ tại ĐH Stanford cho biết, bản thân anh cũng đã từng cảm thấy chán học và muốn bỏ học khi mới chỉ lên lớp 4.

Mặc dù suốt những năm học sinh, anh luôn học rất giỏi và giấy khen treo đầy nhà nhưng bản thân vẫn không cảm thấy hứng thú với việc học.

Cựu thủ khoa MBA của Đại học Oxford cho rằng, có ba nguyên nhân khiến học sinh có nhiều biểu hiện chống đối với việc học.

Đầu tiên, phần lớn những biểu hiện không mong đợi của học sinh sẽ xuất hiện chủ yếu ở những năm đầu cấp 2. Trong khi đó, bố mẹ thường lạm dụng 5 năm đầu của con vì cho rằng đó là thời điểm “vàng” để nhồi kiến thức. Đến năm lớp 6, lớp 7, sự bí bách bắt đầu bùng phát.

tien si stanford ly giai nguyen nhan hoc sinh chan hoc
TS. Nguyễn Chí Hiếu trong buổi chia sẻ

Một nguyên nhân khác đến từ phương pháp dạy và học trong nhà trường. Việc học chủ yếu truyền đạt theo kiểu “công thức hóa”. TS. Hiếu lấy ví dụ, khi anh đặt câu hỏi “Bạn là ai?”, 9/10 học sinh học chuyên Anh đều trả lời theo công thức: “Tôi tên là A. Tôi 14 tuổi. Tôi học ở trường B. Trong tương lai tôi muốn trở thành nhà khoa học”. Không có bất kỳ học sinh nào vượt qua khỏi khuôn mẫu ấy để gây sự chú ý.

“Chỉ cần có một học sinh trả lời khác đi đã được đánh giá rất cao. Điều đó chứng tỏ, đứa trẻ không áp dụng rập khuôn.

Việc dạy theo kiểu công thức một, hai lần không sao nhưng nếu cứ mãi như vậy sẽ khiến học sinh bị cùn tư duy và rất mau chán” – TS. Nguyễn Chí Hiếu cho biết.

Lý do cuối cùng cũng là lý do quan trọng nhất, theo TS. Hiếu, việc chống đối của học sinh xuất phát từ tư tưởng khen chê của bố mẹ. Thực tế, khi học sinh làm tốt, nhận được nhiều huy chương sẽ được bố mẹ khen. Còn khi làm sai, ắt sẽ bị bố mẹ chê ngay lập tức.

“Đó là cách làm phi giáo dục” – TS. Hiếu thẳng thắn. “Những chiếc huy chương không có ý nghĩa gì nhiều bằng quá trình. Huy chương có thể sẽ làm biến đổi học sinh và phụ huynh, đồng thời sẽ kìm hãm sự tưởng tượng và sức sáng tạo của con trẻ”.

tien si stanford ly giai nguyen nhan hoc sinh chan hoc Các biện pháp giúp ngăn chặn học sinh, phụ huynh xúc phạm đến nhà giáo

Việc giáo dục học sinh cá biệt ở trường phổ thông hiện nay còn nhiều bất cập, từ công tác quản lý học sinh và ...

tien si stanford ly giai nguyen nhan hoc sinh chan hoc Tại sao trẻ nhỏ bây giờ chán học, cảm thấy được phép làm đủ thứ và ít kiên nhẫn?

Có rất nhiều nhận định về trẻ con “thời nay” rằng: Các bé đến trường hay kêu chán; thiếu kiên nhẫn, không ngồi yên lâu ...

tien si stanford ly giai nguyen nhan hoc sinh chan hoc 'Cháu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe chữ HỌC'

Một tân binh cấp 3, là học sinh giỏi từ lớp 1 tới lớp 9 tại TP.HCM, gửi thư thống thiết tới “các bác lãnh ...

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.