Tiến sĩ Tâm lý học lý giải việc ngày càng nhiều vụ 'thầy đánh trò, trò đánh thầy'

TS.Tâm lý học Đào Lê Hoà An chia sẻ quan điểm liên quan đến dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định phạt hàng chục triệu đồng với giáo viên mắng chửi hoặc đánh học sinh và ngược lại. 

Mới đây, Bộ GD&ĐT vừa đưa ra dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục để lấy ý kiến giáo viên, phụ huynh và nhân dân. Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo này là phạt từ 10-20 triệu đồng đối với giáo viên có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học; phạt từ 20 - 30 triệu đồng đối với giáo viên có hành vi xâm phạm thân thể người học. Ngược lại, nếu người học có hành vi tương tự đối với giáo viên thì cũng sẽ bị phạt hành chính với số tiền tương tự.

Nghị định này được đưa ra sau hàng loạt các vụ bạo lực học đường gây chấn động dư luận xảy ra từ đầu năm đến nay. (Tham khảo tại đây)

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với TS.Tâm lý học Đào Lê Hoà An – Giám đốc chiến lược trung tâm đào tạo kỹ năng sống, chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt; Uỷ viên BCH Trung ương Hội Tâm lý học Việt Nam.

tien si tam ly hoc ly giai viec ngay cang nhieu thay danh tro tro danh thay
Tiến sĩ Tâm lý học Đào Lê Hoà An (Ảnh: NVCC)

- Theo Tiến sĩ (TS), nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều sụ việc giáo viên xúc phạm, đánh đập học sinh và ngược lại?

Phương tiện truyền thông (internet, mạng xã hội) ngày càng phát triển, các phương tiện quay hình qua điện thoại thông minh ngày càng hiện đại. Từ đó tạo điều kiện cho việc ghi hình, chụp ảnh ngày càng dễ dàng, trong đó bao gồm cả những cảnh bạo lực học đường (về tinh thần lẫn thể xác).

Bên cạnh những yếu tố khách quan, cũng cần chỉ mặt điểm tên những nguyên nhân cốt lõi, trong đó yếu tố quan trọng nhất vẫn là chính cá thể người đó.

Không phủ nhận tầm ảnh hưởng quan trọng của gia đình, nhà trường trong việc giáo dục nhân cách con người, nhưng mỗi cá nhân vẫn có một khả năng chủ động, tiếp thu và dung nạp khác nhau.

Chính vì vậy, tình trạng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” trước hết là do chính cá nhân ấy không thể kiểm soát cảm xúc của bản thân, học các hành vi bạo lực từ môi trường xung quanh.

- TS đánh giá thế nào về mức độ nghiêm trọng và hậu quả của bạo lực học đường?

Càng hiện đại thì càng … hại điện. Nếu ngày xưa chỉ là bắt nạt ngoài đời (lời nói, hành động) thì hiện nay còn có khủng bố qua điện thoại, tin nhắn và đặc biệt là mạng xã hội.

Chính vì tính “ẩn danh” trong đám đông “cư dân mạng” như làm “hổ mọc thêm cánh”, các bạn không hề ái ngại khi chỉ trích, dè bỉu, thậm chí chửi rủa, mạt sát một ai đó.

Hậu quả không đơn giản về thể xác hay tù tội cho chính thủ phạm gây ra, mà còn để lại như sang chấn lâu dài cho nạn nhân về mặt tâm lý, cần sự hỗ trợ của rất nhiều nhà tâm lý lâm sàng, tốn kém về tiền bạc, thời gian mà lại không chắc chắn đưa họ về trạng thái như ban đầu.

- Học sinh là những đứa trẻ chưa được giáo dục đầy đủ về đạo đức, nhân cách, lối sống, chưa có đủ kỹ năng để ứng phó và giải quyết các tình huống xảy ra hàng ngày... nên có thể có những phản ứng thiếu chuẩn mực với giáo viên. Điều này có thể dễ lý giải. Tuy nhiên, đối với giáo viên – người đã trưởng thành về nhận thức thì tại sao vẫn có những nhà giáo mắng chửi, đánh học sinh?

Hãy tưởng tượng nhân cách của một con người giống một cái cây, lứa tuổi vị thành niên là thời khắc cái cây đó lớn nhanh, mạnh cả về chất và lượng, nhưng đồng thời thân cây vẫn rất mềm và dễ bị uốn cong.

Nếu cái cây đã xiêu vẹo từ lúc ấy mà không có sự điều chỉnh, thì khi lớn lên chính bản thân người ấy cũng không thể tự điều chỉnh cho nó đứng thẳng lên được. Đối với những người lớn, trong đó có những nhà giáo, ngoài áp lực bộn bề, xoay vần cùng giáo án, học trò, gia đình, cơm áo gạo tiền…

Mỗi cá nhân đều có một quá khứ. Chính việc không giải quyết được các mâu thuẫn trong quá khứ sẽ là mầm móng cho hành vi trong hiện tại, vô hình chung lại gây ra những sự lệch lạc cho chính học trò mình.

- Có ý kiến cho rằng, do giáo dục hiện nay đang không chú trọng đến giảng dạy đạo đức, kỹ năng sống, tư vấn tâm lý học đường; văn hóa ứng xử trong trường học khiến học sinh thiếu kiến thức thực tế và giáo viên không tự bảo vệ được mình. Ông nghĩ sao về điều này?

Tôi đồng ý với quan điểm cần trang bị cho học sinh và kể cả giáo viên những kiến thức liên quan đến nhận biết cảm xúc, xử lý xung đột và giải toả cảm xúc một cách phù hợp.

Hãy cứ xem cảm xúc tiêu cực giống những cây đinh nhọn, giữ trong lòng thì tự mình làm tổn thương mình, xả trúng người khác thì họ lại đau.

Vì vậy, việc hỗ trợ về đời sống tinh thần (hay gần nhất là tư vấn, tham vấn học đường), cần có những lộ trình thích hợp, dần đi vào cuộc sống của học sinh và giáo viên để can thiệp kịp thời.

- Theo quan điểm của ông thì cần phải làm gì để đẩy lùi bạo lực học đường?

Biện pháp căn cơ, nhà trường cần trang bị các thiết bị ghi hình ở các khu vực nhạy cảm để tránh tình trạng học sinh đánh nhau, kể cả là trong lớp học để nắm bắt được giáo viên nào có những cử chỉ thiếu tính mô phạm.

Ở biện pháp dài hạn, nhà trường cần tổ chức những buổi góp ý (cho học sinh và cho giáo viên) định kì (những buổi này cần thực chất, các cấp lãnh đạo, quản lý phải cân nhắc và xử lý xác đáng) để xây dựng niềm tin cho học trò lẫn nhà giáo, từ đó giúp họ cởi mở lòng mình hơn.

Bên cạnh đó, nhà trường cần phải đặt và trả lời các câu hỏi như: Bộ phận giám thị đã làm việc đúng chuyên môn, xử lý sai phạm mang tính giáo dục hay chưa? Giáo viên có những khó khăn, bức xúc gì về đồng nghiệp, học sinh hay không? Công tác tổ chức chăm sóc tinh thần cho học sinh và giáo viên (tư vấn học đường, đi chơi định kì hằng năm,…) đã được quan tâm ở mức độ nào?

- Ông có lời khuyên gì cho phụ huynh?

Các em thường có suy nghĩ: khi bị bạn bè đánh hoặc hăm doạ, việc chia sẻ với phụ huynh là “nhục” (một phần cũng do đối tượng gây ra bạo lực cấm kể cho người khác).

Vì vậy, phụ huynh cần đo lường bằng mắt và cảm nhận qua cử chỉ của con sau mỗi lần kết thúc giờ học. Tránh hỏi những câu “điểm số con bao nhiêu?”, thay vào đó hãy hỏi “con học thế nào? Hôm nay có gì vui không? Có gì con không hài lòng?”.

Khi phát hiện con có dấu hiệu bị bạo lực, tránh việc xót con mà làm lớn câu chuyện, càng dễ gây thù chuốc oán, đẩy đối tượng vào thế đường cùng. Hãy chọn cách giải quyết rõ ràng, dứt khoát nhưng mang tính giáo dục và chia sẻ.

Mong quý vị phụ huynh hiểu rằng: Không ai mong muốn làm người khác đau khổ, chỉ vì họ đang đau khổ nên họ không nhận ra hành vi của mình làm tổn thương người khác mà thôi.

- Cảm ơn TS về cuộc trao đổi!

tien si tam ly hoc ly giai viec ngay cang nhieu thay danh tro tro danh thay Giáo viên không được dùng lời lẽ xúc phạm, miệt thị học sinh

Giáo viên phải chuẩn mực, tôn trọng, thân thiện; không dùng ngôn ngữ miệt thị, thiếu tôn trọng gây tổn thương học sinh, tôn trọng ...

tien si tam ly hoc ly giai viec ngay cang nhieu thay danh tro tro danh thay Những dấu hiệu con bị bạo lực học đường và cách xử trí khi con bị bạn đánh

Trang Raising Children liệt kê những dấu hiệu con bị bạo lực học đường và hướng dẫn bố mẹ một số bước xử trí khi ...

tien si tam ly hoc ly giai viec ngay cang nhieu thay danh tro tro danh thay Học sinh lớp 5 phải cắt bỏ 40cm ruột non nghi bị bạn ép nuốt 9 viên bi sắt đã đi lại được

Bệnh viện (BV) Quận Thủ Đức (TP HCM) cho biết, cháu bé nghi bị bạn ép nuốt 9 viên bi phải cắt bỏ 40cm ruột ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.