[Video] Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Tổng thầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông thiếu kinh nghiệm vận hành

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể nói tổng thầu Trung Quốc ở dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có năng lực xây dựng tốt, song thiếu kinh nghiệm ở khâu vận hành.

Phiên chất vấn sáng ngày 5/6..

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn.

[Video] Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Tổng thầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông thiếu kinh nghiệm vận hành - Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn tại Quốc hội sáng nay. (Ảnh: TTXVN).

Các vấn đề Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể

Về kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm đang trong thực trạng đội vốn, chậm tiến độ và chất lượng kém.

Một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm được triển khai trong thời gian qua phải điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần, tăng lớn so với phê duyệt ban đầu, kéo dài thời gian thực hiện dẫn tới giảm hiệu quả đầu tư chủ yếu tập trung ở các dự án có quy mô lớn, công nghệ phức tạp, thực hiện qua nhiều năm và đã được phê duyệt, triển khai từ giai đoạn trước.

Điển hình là các dự án đường sắt đô thị, trong đó một số dự án do Bộ GTVT phê duyệt và thực hiện (đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1, giai đoạn I); các dự án đường sắt đô thị khác do thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội phê duyệt và thực hiện.

Quản lý hoạt động vận tải, tình hình trật tự an toàn vận tải đường bộ và tình trạng "bến cóc, xe dù" còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Doanh nghiệp vận tải đường bộ phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp, tổ chức kinh doanh hiệu quả chưa cao.

Chất lượng dịch vụ tại cảng biển chưa đồng đều, dịch vụ tại các cảng biển thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Hải Phòng có sự khác biệt so với các khu vực khác, các khu bến đạt chuẩn mực quốc tế còn ít.

Bên cạnh đó còn có các vấn đề về chất lượng phương tiện, quản lý hợp đồng điện tử, sát hạch, cấp, thu hồi GPLX.

Về vấn đề thu phí không dừng tại BOT hiện đang triển khai chậm trong thời gian vừa qua vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra về số lượng phương tiện tham gia dịch vụ. Các Hợp đồng BOT đã ký không có chủ trương áp dụng thu phí không dừng.

Quá trình thực hiện, phải tách thành dự án độc lập và không thể nhiều nhà đầu tư cùng thực hiện sẽ không đảm bảo kết nối liên thông (một thẻ không thể đi qua tất cả các trạm thu phí).

Các vấn đề về phí, trạm thu BOT vẫn các bất cập tại các trạm thu phí và đến thời điểm này vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Vấn đề về trách nhiệm của người đứng đầu ngành giao thông trong bảo đảm trật tự, ATGT vẫn diễn biến phức tạp, mức giảm TNGT năm 2018 chưa đạt yêu cầu (số người chết do TNGT chỉ giảm 1,88 %).

Một số vụ TNGT nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn về người và tài sản, gây bức xúc trong dư luận và nhân dân; tỷ lệ TNGT do người điều khiển mô tô, xe máy, xe đạp điện chiếm trên 60%, trong khi tỷ lệ nạn nhân là người đi mô tô, xe máy bị thương vong do TNGT chiếm trên 85% tổng số nạn nhân TNGT đường bộ; vi phạm nồng độ cồn khi lái xe hiện vẫn là một trong những nguyên nhân dẫn tới một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trong thời gian qua.

[Video] Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Tổng thầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông thiếu kinh nghiệm vận hành - Ảnh 4.

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà trong phiên chất vấn chiều qua. (Ảnh: TTXVN).

Ngày 5/6 - ngày thứ hai diễn ra hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cùng Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan tiếp tục trả lời chất vấn về các vấn đề quản lý thị trường bất động sản, xử lý bất cập trong quản lý nhà chung cư, căn hộ du lịch (codotel), biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp cư trú; công tác quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng đô thị, việc di dời trụ sở bộ, ngành ra khỏi nội đô thành phố.

Sau Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thành viên Chính phủ thứ ba đăng đàn là Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể.

[Video] Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Tổng thầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông thiếu kinh nghiệm vận hành - Ảnh 5.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể là tư lệnh ngành tiếp theo đăng đàn trả lời chất vấn. (Ảnh: Minh Đạt/Vietnamnet).

Bộ trưởng sẽ chịu trách nhiệm trả lời chính về xử lý những vấn đề vướng mắc về kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình giao thông trọng điểm đội vốn lớn, chậm tiến độ, chất lượng kém; quản lý hoạt động vận tải, chất lượng phương tiện, quản lý xe hợp đồng điện tử; đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới; thực hiện quản lý, giám sát thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí hoàn vốn dự án đầu tư quốc lộ, đường bộ cao tốc và trách nhiệm của Bộ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, Công an, Y tế; Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Thời gian còn lại của phiên làm việc buổi chiều, các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện các vấn đề trong quản lý nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm; công tác phòng ngừa mê tín dị đoan, quản lý nguồn thu từ du lịch tâm linh và các di tích, danh lam thắng cảnh; quản lý và phát triển dịch vụ du lịch.

Tham gia cùng trả lời chất vấn là Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, TN&MT, Công an, TT&TT.

Tại phiên chất vất chiều qua, theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, đã có 39 đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà. Các đại biểu: Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng); Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương); ... chất vấn các nội dung: Giải pháp xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo; trách nhiệm của Bộ trưởng và giải pháp xử lý vi phạm quy hoạch, vi phạm trật tự xây dựng; xử lý dứt điểm vi phạm của tòa nhà 8B Lê Trực; trách nhiệm và giải pháp quản lý quỹ đất sau khi di dời doanh nghiệp, cơ quan ra khỏi nội đô Hà Nội.

Bên cạnh đó là trách nhiệm của các bộ ngành và Bộ Xây dựng trong việc tham mưu quản lý căn hộ, biệt thự du lịch; vì sao chậm sửa đổi, bổ sung bộ quy chuẩn xây dựng; giải pháp phát triển ổn định, bền vững thị trường bất động sản; giải pháp đột phá để tăng nguồn cung nhà ở xã hội; giải pháp cải tạo chung cư cũ ở các thành phố lớn; quy hoạch, khai thác các khu du lịch tâm linh; chất lượng xây dựng công trình;...

Sẽ thanh tra quy hoạch tại trung tâm một số đô thị lớn

Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà thừa nhận hiện nay còn thực trạng quy hoạch nhà không đồng bộ quy hoạch phát triển hạ tầng.

Bộ trưởng cho biết trong thời gian tới sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn việc điều chỉnh quy hoạch. Ông cũng nhấn mạnh rằng Thanh tra Bộ sẽ vào cuộc xử lý việc phá vỡ quy hoạch chi tiết.

"Trong năm nay, cũng như sang năm, Bộ Xây dựng trực tiếp cho thanh tra một số quy hoạch chi tiết, đặc biệt là tại trung tâm một số đô thị lớn. Từ đó, có xử lý dứt điểm vấn đề này", Bộ trưởng nói.


chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.