Tiêu chuẩn chung của chức danh giáo sư, phó giáo sư: Không vi phạm đạo đức nhà giáo, không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên hoặc thi hành án hình sự; trung thực, khách quan trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác.Thời gian làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên.
Hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đủ số giờ chuẩn giảng dạy theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Đối với giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện ít nhất 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy theo quy định của Bộ GD&ĐT, trong đó có ít nhất 1/2 (một phần hai) thời gian giảng dạy trực tiếp trên lớp.
Hiệu trưởng nhận xét, đánh giá về các nhiệm vụ giao cho giảng viên, trong đó ghi rõ tên môn học, trình độ đào tạo, mức độ hoàn thành khối lượng giảng dạy, hướng dẫn luận án, luận văn, đồ án hoặc khóa luận, nhận xét về kết quả đào tạo của giảng viên.
Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong chuyên môn.
Có đủ số điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu theo quy định tại khoản 9 Điều 7 Quyết định này đối với chức danh giáo sư và khoản 9 Điều 8 Quyết định nàyđối với chức danh phó giáo sư.
Cũng theo dự thảo của Bộ GD&ĐT, đến năm 2019, ứng viên thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ phải là tác giả chính và đã công bố được ít nhất hai bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus.
Từ năm 2020, ứng viên phải có thêm ít nhất một bài báo khoa học. Nhóm ngành khoa học xã hội yêu cầu thấp hơn. Ứng viên phó giáo sư chỉ cần ít nhất một bài đăng trên tạp chí ISI/Scopus.
Theo tài liệu hướng dẫn xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017 do Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước ban hành, ứng viên năm nay được xét duyệt trên cơ sở tiêu chuẩn hợp nhất Quyết định số 174/2008/QĐ–TTg và Quyết định số 20/2012/QĐ–TTg.
Trong đó, việc công nhận chức danh phó giáo sư gồm 4 tiêu chuẩn. Đặc biệt, không có tiêu chuẩn nào yêu cầu ứng viên phải có bài báo khoa học đăng trên tạp chí ISI/Scopus.
Để công nhận chức danh giáo sư cũng có 5 tiêu chuẩn nhưng cũng không bao gồm yếu tố bài báo khoa học đăng trên tạp chí ISI/Scopus mà chỉ cần “có đủ công trình khoa học quy đổi theo quy định, trong đó có ít nhất 50% số công trình khoa học quy đổi từ các bài báo khoa học và 25% số công trình khoa học được quy đổi được thực hiện trong 3 năm cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ”.
Trong khi đó, danh mục tạp chí được tính điểm bao gồm cả các tạp chí ISI/Scopus và tạp chí trong nước, tạp chí nội bộ trường với mức điểm quy đổi chênh lệch rất ít, từ 1,5 đến 1 điểm.
Rõ ràng, mức chênh lệch này không phù hợp với độ khó khi đăng bài trên tạp chí trong nước và tạp chí ISI/Scopus.
Xét theo khía cạnh này, tiêu chuẩn công nhận chức danh GS, PGS thấp hơn tiêu chuẩn tiến sĩ theo quy chế do Bộ GD&ĐT ban hành năm 2017.
Theo đó, để được đăng ký đánh giá luận án, nghiên cứu sinh phải công bố tối thiểu hai bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án. Trong đó, một bài đăng trên tạp chí ISI/Scopus hoặc hai báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.
Đây là năm cuối cùng áp dụng việc công nhận chức danh GS, PGS theo quyết định 174. Việc công nhận theo tiêu chuẩn mới được cho sẽ khó khăn hơn nhưng tiêu chuẩn vẫn chỉ ở mức xấp xỉ với quy chế đào tạo tiến sĩ.
Năm 2017, 1.226 người được công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS). Đây là con số cao kỷ lục trong 41 năm qua, thậm chí lớn hơn tổng số hai năm 2015, 2016. Việc số lượng tăng đột biến khiến nhiều người nghi ngại chất lượng của các tân GS, PGS cùng tình trạng được cho là "cố vét" trong năm cuối áp dụng Quyết định 174. |
Xét duyệt chức danh GS, PGS: Có nên bỏ hội đồng ngành, liên ngành?
Hiện có nhiều ý kiến quanh việc bỏ hội đồng ngành, liên ngành khi xét duyệt, rà soát ứng cử viên có đạt được chức ... |