Tiêu mất mùa và giá xuống 'kịch sàn', người dân có nguy cơ trắng tay

Khác những vụ thu hoạch tiêu của những năm trước, năm nay người dân thấp thỏm vì giá tiêu rớt giá một cách “không phanh”.
 
gia tieu xuong kich san nguoi dan dak lak co nguy co trang tay
Rộ mùa thu hoạch tiêu nhưng người dân vẫn mất ăn mất ngủ khi tiêu chết hàng loạt và giá thành giảm. Ảnh: Trang Anh.

Ngồi bên vườn tiêu đang chín rộ của gia đình, anh Nguyễn Tiến Sỹ (SN 1988, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) không khỏi buồn lòng khi nghĩ đến khoản nợ 100 triệu đồng mà gia đình anh đã vay ở ngân hàng để đầu tư vào vườn tiêu.

Anh cho hay, gia đình anh có 500 trụ tiêu với độ tuổi từ 2 đến 4 năm, nhưng vụ mùa năm ngoái sâu bệnh hại đã khiến hơn 50 trụ tiêu chết khô, ước tính thiệt hại hơn 50 triệu đồng.

Đến vụ mùa năm nay, gia đình anh hy vọng tiêu không bệnh tật cùng với giá thành cao thì gia đình anh sẽ gỡ gạc được chút ít vốn liếng. Nhưng hiện tại, tiêu đang thu hoạch nhưng năng suất và giá cả quá thấp, khiến cả nhà anh mất ăn, mất ngủ suốt những ngày qua.

“Năm nay giá bán tiêu giảm mạnh nên gia đình tôi như 'ngồi trên đống lửa'. Giờ đây, nếu bán tiêu ra thì không đủ chi phí giống, phân bón, thuốc men và công chăm sóc. Còn nếu trữ lại đợi giá lên cao mới bán thì chúng tôi không có vốn để đầu tư và chăm sóc cây trong mùa vụ tới”, anh Sỹ xót xa nói.

Do trồng tiêu không đạt hiệu quả nên gia đình anh Sỹ trồng xen canh thêm một sào chanh dây với hy vọng có kết quả tốt hơn.

“Gia đình tôi trồng thử nghiệm chanh dây hơn một tháng nay, nếu chanh dây đem lại hiệu quả cao chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này ra, chứ trông tiêu bấp bênh lắm, bán nhà trả nợ lúc nào không hay”, anh Sỹ nói.

gia tieu xuong kich san nguoi dan dak lak co nguy co trang tay
Tiêu chết hàng loạt khiến người dân như “ngồi trên đống lửa” vì vụ mùa thất thu. Ảnh: Trang Anh.

Được biết, những năm trước giá tiêu giao động từ 150.000 – 160.000 đồng/kg, có lúc lên đến 210.000 đồng/kg, nhưng năm nay giá tiêu giảm mạnh, mức giá không quá 100.000 đồng/kg, khiến người trồng tiêu thấp thỏm trong thời gian dài.

Gia đình bà Nguyễn Thị Năm (SN 1969, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, gia đình bà có hơn 150 trụ tiêu nhưng có tới 100 trụ chết vì sâu bệnh, 50 trụ còn sống cũng cho năng suất thấp, cùng với giá thành giảm khiến việc thu không đủ chi.

“Mặc dù giá thấp, nhưng gia đình tôi vẫn phải bán tiêu đi để lấy tiền trả chi phí phân bón trong mùa vụ vừa qua, chứ đợi giá lên thì biết đến bao giờ”, bà Năm nhìn những hạt tiêu trên tay nghẹn ngào nói.

Không được may mắn như hai hộ gia đình trên, vườn tiêu hơn 1000 trụ của bà Nguyễn Thị Kim Xuân (huyện Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) trồng từ năm 2003 đến nay bỗng dưng bị sâu bệnh chết úa.

“Hàng năm với hơn 1000 trụ tiêu, gia đình tôi thu được từ 2-3 tấn, nhưng năm nay mất trắng hoàn toàn. Giờ nợ nần chồng chất, gia đình tôi cũng không biết làm sao”, bà Xuân rưng rưng nói.

gia tieu xuong kich san nguoi dan dak lak co nguy co trang tay Hiểm họa khôn lường từ nghề phun thuốc trừ sâu

Theo số liệu của Phòng tròng trọt – Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk, diện tích hồ tiêu chủ yếu được trồng tập trung ở các huyện như: Krông Năng (4.245 ha), Cư Kuin (3.911 ha), Ea H’leo (3.896 ha), Ea Kar (3.719 ha)...

Số diện tích này vượt xa so với quy hoạch của tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, năm 2016 toàn tỉnh có 27.588 ha hồ tiêu, trong đó diện tích trồng mới là 5.561 ha; diện tích tiêu kinh doanh là 14.865 ha. Năng suất đạt ước tính đạt 32,73 tạ/ha; sản lượng đạt 48.650 tấn.

Trả lời về tình trạng tiêu chết hàng loạt trong thời gian qua, đại diện Chi cục trồng trọt tỉnh Đắk Lắk cho biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do tiêu bị ngập úng, cây nhiễm các loại bệnh do tuyến côn trùng dưới đất gây ra, như bệnh vàng lá, bệnh chết nhanh, chết chậm…

Tại đây, Chi cục cũng khuyến cáo người dân ổn định diện tích cây trồng, thâm canh theo đúng quy trình kỹ thuật để tiêu phát triển tốt, đảm bảo năng suất, chất lượng cao.

gia tieu xuong kich san nguoi dan dak lak co nguy co trang tay Nông dân như 'ngồi trên đống lửa' vì vụ điều có nguy cơ mất trắng

Cả trăm ha điều khô héo, không có quả khiến người dân Gia Lai như "ngồi trên đống lửa".

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.