Gắn nhãn theo yêu cầu của Luật Gắn nhãn chất lượng hàng gia dụng
Tại Nhật Bản, hàng vải lụa chịu sự điều chỉnh của các quy định trong Luật Gắn nhãn chất lượng hàng gia dụng cần liệt kê tên và tỷ lệ phần trăm thành phần sử dụng trong sản phẩm lụa, hướng dẫn cách giặt và bảo quản thích hợp, tên và địa chỉ liên hệ của cơ sở gắn nhãn mác.
Hàng vải lụa có một phần trang trí có sử dụng da thú hoặc da tổng hợp cần có nhãn mác trình bày chủng loại da theo quy định của Luật Gắn nhãn chất lượng hàng gia dụng.
Gắn nhãn theo yêu cầu của Đạo luật chống cách bán hàng có thưởng không chính đáng và cách trình bày gây hiểu nhầm
Hàng may mặc chất liệu lụa cũng chịu điều chỉnh của những yêu cầu về gắn nhãn xuất xứ theo quy định của Đạo luật chống cách bán hàng có thưởng không chính đáng và cách trình bày gây hiểu lầm.
Thuật ngữ "nước xuất xứ" nhằm chỉ nơi đã diễn ra những thay đổi đối với nguyên liệu để sản xuất ra một thành phẩm.
Trong trường hợp các sản phẩm hàng may mặc, nước xuất xứ được coi là nơi công việc trực tiếp bằng tay được thực hiện trên sợi vải để sản xuất ra hàng quần áo.
Gắn nhãn về kích cỡ theo Luật Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhận Bản (Luật JIS)
Luật tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (Luật J/S) đã đề ra những tiêu chuẩn gắn nhãn mác tự nguyện về kích cỡ đối với hàng vải vóc.
Việc gắn nhãn mác về kích cỡ JIS là dựa trên những tiêu chuẩn này. Để có thêm thông tin, xin liên hệ Phòng Tiêu chuẩn và Đánh giá sự phù hợp, Cục Môi trường và Chính sách Khoa học công nghệ công nghiệp, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp.
Ký hiệu lụa
Ký hiệu Lụa là một logo chuẩn quốc tế do Hiệp hội Lụa quốc tế thông qua nhằm giới thiệu sản phẩm làm từ lụa 100%.
Hiệp hội Lụa Nhật Bản xử lý các khiếu nại liên quan tới hình thức Ký hiệu Lụa trong phạm vi Nhật Bản.