Tìm hiểu thủ tục gắn nhãn vải vóc của Nhật Bản

Luật Gắn nhãn chất lượng hàng gia dụng và Đạo luật của Nhật Bản chống việc bán hàng có thưởng không chính đáng và cách trình bày gây hiểu lầm đề ra các yêu cầu về gắn nhãn đối với đồ vải vóc. Nhật Bản không có quy định đặc biệt về gắn nhãn tự nguyện trên cơ sở quy định ngành.

Gắn nhãn theo quy định pháp luật

Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, Luật Gắn nhãn chất lượng hàng gia dụng và Đạo luật của Nhật Bản chống cách bán hàng có thưởng không chính đáng và cách trình bày gây hiểu lầm đề ra các yêu cầu về gắn nhãn đối với đồ vải vóc.

Đồ vải vóc phải được gắn nhãn gồm những thông tin sau:

Thành phần sợi: Cần nêu rõ tên và tỷ lệ phần trăm các loại sợi dùng để chế tạo ra sản phẩm.

Hướng dẫn xử lý và giặt tại nhà: Cần trình bày các cách thức xử lý và giặt tại nhà (nội dung này không bắt buộc cho cà-vạt, tất, khăn tay...)

Không thấm nước: Hàng may mặc có lớp tráng phủ đặc biệt cần có nhãn mác thể hiện khả năng không thấm nước. Tuy nhiên, áo mưa không nhất thiết cần có nhãn mác trừ khi lớp tráng phủ khác chất lớp tráng phủ cần có.

Tên loại da đối với sản phẩm có sử dụng một phần da: Hàng may mặc có sử dụng một phần da hoặc da tổng hợp cần có nhãn mác nêu rõ tên loại da, theo quy định của Luật Gắn nhãn chất lượng hàng gia dụng.

Cơ sở gắn nhãn: Cần phải nêu tên và địa chỉ hoặc số điện thoại của bên chịu trách nhiệm gắn nhãn.

Nước xuất xứ: Đồ vải vóc phải tuân thủ những yêu cầu gắn nhãn xuất xứ theo quy định của Đạo luật chống cách bán hàng có thưởng không chính đáng và cách trình bày gây hiểu lầm. Đạo luật này quy định cụ thể những yêu cầu về gắn nhãn đối với hàng nhập khẩu nhằm tránh cho người tiêu dùng gặp nhầm lẫn về xuất xứ của hàng hóa.

“Nước xuất xứ” nghĩa là nước diễn ra hành động làm thay đổi thực chất tính chất của sản phẩm. Cần lưu ý rằng tên nước xuất xứ của đồ vải vóc phải được may vào hàng nếu đó là hàng may, và dệt vào hàng nếu đó là hàng dệt (kể cả dệt kim). 

Ví dụ về nhãn mác đối với đồ may mặc. Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản

Ví dụ về nhãn mác đối với đồ may mặc. Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản

Gắn nhãn mác tự nguyện trên cơ sở quy định của pháp luật

Nhãn mác trình bày kích thước theo quy định của Luật Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (Luật JIS)

Luật Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (Luật JIS) xác định phương pháp trình bày nhãn mác về kích thước đối với đồ vải vóc và các tiêu chuẩn về kích thước. 

Cần rằng các tiêu chuẩn của JIS đối với việc trình bày nhãn mác về kích thước cũng công nhận việc gắn nhãn mác theo tiêu chuẩn của ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế) là tương tự như nhãn mác của JIS, nhằm đẩy mạnh việc hài hòa hóa giữa các tiêu chuẩn nội địa và quốc tế.

Ngoài ra, Nhật Bản không có quy định đặc biệt về gắn nhãn tự nguyện trên cơ sở quy định ngành.

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...