Tại phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, trong đó có các nội dung sửa đổi liên quan đến chính sách thu hút HS, SV sư phạm. Dự thảo Luật đề xuất thay thế quy định miễn học phí cho SV sư phạm bằng quy định được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả các sinh hoạt phí. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành Giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm.
Thật ra việc tạo điều kiện cho SV vay vốn tín dụng không phải là mới. Dự án tín dụng cho HS, SV vay vốn để học tập đã có từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, điểm mới của dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi lần này đã tạo cơ hội cho SV sư phạm yên tâm trong học tập.
Con gái tôi năm nay đang học lớp 12 và chuẩn bị tham gia Kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học. Tôi rất vui mừng khi được biết những ưu tiên, khuyến khích SV sư phạm. Phải nói rằng, đây là chính sách rất nhân văn, hỗ trợ cho những SV có hoàn cảnh khó khăn; thứ hai, đây cũng là một trong những chính sách thu hút nhân tài cho ngành Giáo dục đặc biệt là các cháu con nhà nghèo, hiếu học có cơ hội vào học sư phạm.
Gia đình tôi cũng đang hướng cho con gái vào sư phạm từ khi cháu bước vào lớp 12. Mục tiêu của cháu là xét tuyển vào khoa Toán, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tôi sẽ rất mừng nếu như con tôi trúng tuyển và được hưởng chính sách tín dụng sư phạm.
Tìm hiểu kỹ có thể thấy, dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi có nhiều điểm mới phù hợp với thực tế hiện nay. Dự Luật đã đề cập đến vấn đề vay tín dụng sư phạm, cá nhân tôi rất đồng tình. Nhưng theo tôi, không nên chỉ ưu đãi riêng cho khối sư phạm mà nên mở rộng cho tất cả đối tượng SV đi học. Tuy nhiên phải có mức khống chế vay là bao nhiêu? Đây còn tùy thuộc vào chế độ chính sách ban hành.
Riêng với SV sư phạm, điều người dân chúng tôi quan tâm nhất là việc đãi ngộ với SV sau khi ra trường, các em được công tác, làm việc trong ngành Giáo dục. Đây mới là điều đáng mừng. Tuy nhiên tôi vẫn nghĩ, đã đi vay thì phải trả. Khi các em đi làm trong ngành Giáo dục 1 năm thì trừ 1 năm, làm 2 năm thì trừ 2 năm… và trừ cho đến hết thì thôi.
Thực tế với các SV sư phạm vừa ra trường đi dạy tại các cơ sở giáo dục, lương rất thấp. Nếu vừa đi làm vừa trả nợ khoản vay trên thì rất khó khăn cho các em. Bởi vì đồng lương mới ra trường rất ít ỏi, nếu biết chắt bóp thì chi tiêu tạm đủ ăn. Nếu em nào còn phải dành ra một khoản tiền để thuê nhà hàng tháng vì ở xa gia đình thì ăn cũng còn thiếu chứ chưa nói đến trả khoản nợ ngân hàng. Bởi vậy tôi rất hoan nghênh chính sách đã giúp các em không còn lo lắng về khoản vay mà yên tâm bước vào nghề.
Thông tin tuyển sinh 2018 (20/4): Sở GD&ĐT Bình Dương khắc phục hậu quả việc ra đề thi sai
Nhiều trường tiểu học tư thục tại Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 1, Sở GD&ĐT Bình Dương cho học sinh lớp ... |
Thông tin tuyển sinh 2018 (19/4): ĐH Quốc gia TP HCM công bố bài thi mẫu kì thi đánh giá năng lực
ĐH Quốc gia TP HCM công bố mẫu đề thi đánh giá năng lực, không thu phí đối với các thí sinh tham dự kì ... |
Thông tin tuyển sinh 2018 (18/4): ĐH Quốc gia TP HCM công bố cấu trúc đề thi đánh giá năng lực
ĐH Quốc gia TP HCM công bố cấu trúc đề thi đánh giá năng lực, không phải cứ học lực giỏi mới được vào ngành ... |