Tỉnh thành cả nước đồng loạt điều chỉnh theo 'cách li xã hội giai đoạn 2'

Các tỉnh thành trên cả nước đồng loạt ra thông báo về biện pháp "cách li xã hội" cụ thể áp dụng tại địa phương mình sau khi Thủ tướng thống nhất các giải pháp cho giai đoạn tới...

Ngày 15/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với việc phân loại các địa phương thành 3 nhóm: Nhóm có nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp để có biện pháp phòng chống dịch phù hợp tương ứng.

Thủ tướng nêu rõ sẽ có Chỉ thị mới để triển khai các chủ trương, biện pháp cụ thể. Hướng điều hành, chỉ đạo, theo Thủ tướng, cần từng bước giảm dần các biện pháp giãn cách xã hội một cách thận trọng, đồng bộ, có bước đi phù hợp với hoàn cảnh của mỗi tỉnh, thành phố, mỗi địa phương, để vừa phòng chống dịch hiệu quả tích cực, vừa phát triển kinh tế-xã hội.

Theo đó từ đêm qua đến hôm nay (16/4), các tỉnh thành trên cả nước đồng loạt ra thông báo về biện pháp "cách li xã hội" cụ thể áp dụng tại địa phương mình.

Cửa hàng ăn uống được mở cửa bán cho khách mang về

Tối 15/4, UBND TP Đà Nẵng có văn bản nêu ý kiến chỉ đạo của ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được hoạt động trở lại từ 0h ngày 16/4/2020 theo hình thức bán trực tuyến (bán online) và bán cho khách mang về, thay vì ngừng hoạt động hẳn như chỉ đạo trước đó. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được yêu cầu tuyệt đối không phục vụ tại chỗ.

Tỉnh thành cả nước đồng loạt điều chỉnh theo 'cách ly xã hội giai đoạn 2' - Ảnh 1.

Các hàng quán ở Đà Nẵng được bán đồ ăn, uống cho khách mang về trở lại từ 16/4 (Ảnh: Tâm An).

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển thực hiện các biện pháp về phòng, chống dịch. Cơ sở nào không thực hiện sẽ phải đóng cửa.

Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh tinh thần không chủ quan, buông lỏng, không để dịch bùng phát trên địa bàn thành phố.

Sáng 16/4, theo tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, các lĩnh vực tiếp tục tạm dừng hoạt động đến hết ngày 22/4 là các cơ sở kinh doanh dịch vụ, lĩnh vực vui chơi giải trí tập trung đông người; các lễ hội, phố đi bộ; các cơ sở lưu trú; di tích, bảo tàng, công viên, thắng cảnh, địa điểm tham quan; taxi và giao thông công cộng nội tỉnh; tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, cắm trại, tắm biển tại các địa điểm công cộng.

Tỉnh thành cả nước đồng loạt điều chỉnh theo 'cách ly xã hội giai đoạn 2' - Ảnh 2.

Các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ trên đường Hùng Vương, TP Huế đã mở cửa bán hàng trở lại vào sáng 16/4 (Ảnh: Đại Dương).

Riêng các nhà hàng ăn uống không được phục vụ tại chỗ nhưng được phép hoạt động bán hàng online, đặt hàng qua mạng, điện thoại và giao hàng tận nhà. Các chủ cơ sở chịu trách nhiệm quản lý các người giao hàng tận nhà (shipper) về tình trạng dịch tễ và vệ sinh y tế.

Tỉnh thành cả nước đồng loạt điều chỉnh theo 'cách ly xã hội giai đoạn 2' - Ảnh 3.

Hình thức bán online tại các quán cafe ở Huế, hình ảnh ghi nhận sáng 16/4.

Huế cũng vận động, khuyến khích tổ chức ma chay, cưới hỏi, lễ tiệc theo nghi lễ truyền thống tại nhà, không tập trung đông người.

Hãng taxi được hoạt động nửa công suất

Tối ngày 15/4, TP Hải Phòng ban hành văn bản hỏa tốc về chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19. Theo đó yêu cầu tiếp tục thực hiện các biện pháp về phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của UBND thành phố đến hết ngày 22/4.

Từ 0h ngày 16/4, tạm dừng hoạt động của tổ kiểm soát phòng chống Covid-19 ở thôn, tổ dân phố và các chốt kiểm soát phòng chống dịch cấp xã, phường, thị trấn, quận, huyện đến khi có chỉ đạo của UBND thành phố.

Tỉnh thành cả nước đồng loạt điều chỉnh theo 'cách ly xã hội giai đoạn 2' - Ảnh 4.

Nhiều hoạt động giao thông đã được nới lỏng. (Ảnh: An Nhiên).

Về hoạt động giao thông vận tải, cho phép các bến phà, bến đò kết nối với tỉnh Thái Bình và tỉnh Hải Dương hoạt động trở lại nhưng chỉ hoạt động từ 6h đến 8h và từ 16h đến 18h hàng ngày.

Cho phép 50% số đầu xe của từng hãng taxi hoạt động trong phạm vi địa bàn thành phố và số người trên xe chỉ được dưới 50% số ghế.

Đối với người ra vào thành phố, cho phép người trước khi về Hải Phòng mà không phải từ 12 địa phương nhóm nguy cơ cao được vào thành phố và không phải cách li y tế tập trung, nhưng phải có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi đi.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị bố trí tối đa 50% số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đến cơ quan làm việc; phần còn lại làm việc tại nhà. Đồng thời, đối với việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính của công dân, triển khai tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính đối với các trường hợp không thể thực hiện qua giao dịch điện tử.

Bán hàng ăn uống tại chỗ cho khách nội tỉnh

Theo chỉ thị mới của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải, những hoạt động được phép mở cửa trên địa bàn tỉnh là các cơ sở kinh doanh, buôn bán các mặt hàng phục vụ trực tiếp nhu cầu thiết yếu của người dân; Cơ sở dịch vụ ăn uống, nước giải khát, hàng quán, địa điểm tham quan, du lịch (phục vụ khách nội tỉnh); Các hàng quán vỉa hè, hàng rong (chỉ được bán mang về); Các hoạt động thể dục, thể thao.

Tỉnh thành cả nước đồng loạt điều chỉnh theo 'cách ly xã hội giai đoạn 2' - Ảnh 5.

Cà Mau cho phép hàng quán kinh doanh ăn uống, giải khát... được hoạt động trở lại từ ngày 16/4. (Ảnh minh họa: Huỳnh Hải).

Riêng đối với khách du lịch ngoài tỉnh, căn cứ vào tình hình thực tế của công tác phòng, chống dịch, Chủ tịch tỉnh sẽ cho ý kiến sau ngày 25/4.

Trong hoạt động vận chuyển hành khách, đối với phương tiện đăng ký trên 7 chỗ ngồi chỉ được vận chuyển tối đa không quá 50% số chỗ ngồi theo đăng ký và bố trí ngồi giãn cách giữa các ghế; Các loại hình vận tải hàng hóa vẫn hoạt động bình thường.

"Đối với các tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, doanh nghiệp, hộ gia đình, khi lực lượng chức năng kiểm tra phát hiện vi phạm các biện pháp phòng, chống dịch thì người đứng đầu, chủ các cơ sở, doanh nghiệp và hộ gia đình và cá nhân vi phạm phải bị xử lý theo quy định", Chủ tịch Cà Mau chỉ thị rõ.

Cần Thơ được xếp vào nhóm 15 tỉnh, thành có nguy cơ vừa. Tối 15/4, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ ký công văn gửi giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan, ban, ngành TP về việc tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó yêu cầu tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16 và 15 của Thủ tướng cho đến khi có thông báo mới.

Tỉnh thành cả nước đồng loạt điều chỉnh theo 'cách ly xã hội giai đoạn 2' - Ảnh 6.

Văn bảo của UBND TP về việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 (Ảnh: Hoàng Tùng).

Tối 15/4, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Công điện khẩn về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh thành cả nước đồng loạt điều chỉnh theo 'cách ly xã hội giai đoạn 2' - Ảnh 7.

Thanh Hóa tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến hết kỳ nghỉ lễ 30/4. (Ảnh: Duy Tuyên).

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến hết ngày 30/4/2020.

Thanh Hóa nằm trong nhóm tỉnh có nguy cơ vừa. Ngoài những biện pháp cách li xã hội như Thủ tướng chỉ đạo, tỉnh này quyết định học sinh các cấp tiếp tục nghỉ học đến hết kỳ nghỉ lễ 30/4; Cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan Nhà nước đi làm bình thường từ ngày 16/4/2020 nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại công sở.

Tỉnh Quảng Trị có đường biên giới trên bộ dài và kết nối với một số tỉnh thuộc nhóm nguy cơ phát sinh dịch bệnh, do đó, dù thuộc nhóm nguy cơ thấp, UBND tỉnh vẫn yêu cầu các ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19.

Tỉnh thành cả nước đồng loạt điều chỉnh theo 'cách ly xã hội giai đoạn 2' - Ảnh 8.

Trong ngày đầu “nới lỏng” cách li xã hội, đường phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã có chiều hướng đông đúc trở lại.

Cơ sở kinh doanh ăn uống, giải khát bắt đầu phục hồi việc mua bán. Ngoài một số quá cà phê, nhà hàng còn đóng cửa hoặc chỉ bán online hay cho khách mang về, thì nhiều quán đã có khá đông khách.

Tỉnh thành cả nước đồng loạt điều chỉnh theo 'cách ly xã hội giai đoạn 2' - Ảnh 9.

Đường phố Đông Hà đông đúc trở lại trong ngày hôm nay 16/4. (Ảnh: Đăng Đức)

Tỉnh thành cả nước đồng loạt điều chỉnh theo 'cách ly xã hội giai đoạn 2' - Ảnh 10.

Nhiều người dân vào giao dịch tại Trung tâm hành chính công tỉnh.

Tỉnh thành cả nước đồng loạt điều chỉnh theo 'cách ly xã hội giai đoạn 2' - Ảnh 11.

Một số quán cà phê đông khách từ sáng sớm.

Tại Đồng Tháp, ngày 16/4, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương ký văn bản gửi các ban ngành đoàn thể tỉnh, chủ tịch UBND các huyện thị, thành phố tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc” của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Tập trung ngăn chặn nguồn lây nhiễm, nhất là từ nước ngoài; Yêu cầu mọi người dân tiếp tục ở nhà, chỉ ra đường khi rất cần thiết; Các địa điểm du lịch, tham quan, tôn giáo… tiếp tục không đón khách. Tất cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ tiếp tục ngưng phục vụ. Thời gian thực hiện đến 22/4.

Tỉnh thành cả nước đồng loạt điều chỉnh theo 'cách ly xã hội giai đoạn 2' - Ảnh 12.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp và nhiều tỉnh miền Tây chỉ đạo các ngành chưc năng khẩn trương thực hiện các thủ tục để hỗ trợ kịp thời cho những lao động nghèo bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 (Ảnh: Nguyễn Hành)

Ngoài ra, Chủ tịch Đồng Tháp và nhiều tỉnh miền Tây còn chỉ đạo ngành chức năng khẩn trương thực hiện các chính sách cho người dân gặp khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid-19; tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh gặp khó do dịch bệnh.

Sáng 16/4, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết nơi đây vừa có văn bản về việc phê bình một số địa phương chưa thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó chỉ đạo phê bình Chủ tịch UBND các huyện Lai Vung, Lấp Vò, Cao Lãnh, Tháp Mười; TP Cao Lãnh và thị xã Hồng Ngự.

UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các địa phương này tổ chức kiểm điểm, xử lý kỷ luật các tập thể, cá nhân chưa làm hết trách nhiệm, báo cáo kết quả kiểm điểm, xử lý kỷ luật cho UBND tỉnh vào ngày 17/4.

Còn tại tỉnh Kiên Giang, An Giang, ngoài quy định chung theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, An Giang chỉ đạo rõ cấm cán bộ tụ tập; các chợ đầu mối, chợ truyền thống phải lập chốt tiến hành đo thân nhiệt và buộc người dân đeo khẩu trang khi vào chợ.

Tỉnh thành cả nước đồng loạt điều chỉnh theo 'cách ly xã hội giai đoạn 2' - Ảnh 13.

Lãnh đạo các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp chỉ đạo lực lượng Biên phòng tiếp tục kiểm soát chặt các cửa khẩu, đường biên giới, xử nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép (Ảnh: Nguyễn Hành)

Kiên Giang cấm các tàu chở du khách ra các đảo của Kiên Giang, kể cả huyện đảo Phú Quốc; chỉ cho các tàu chở hàng hóa, nhu yếu phẩm hoạt động.

Các tỉnh tiếp tục chỉ đạo Bộ đội Biên phòng tăng cường công tác siết chặt quản lý đường biên giới 24/24h.

Tỉnh thành cả nước đồng loạt điều chỉnh theo 'cách ly xã hội giai đoạn 2' - Ảnh 14.

(Đồ họa: Ngọc Diệp)


chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.