Top những kinh nghiệm chọn sơn nhà chuẩn mà bạn nên biết

Có rất nhiều cách “tân trang” cho căn nhà của bạn và biến không gian sống trở nên thẩm mỹ và ấn tượng hơn, trong đó có sơn tường. Bài viết sẽ tổng hợp một số kinh nghiệm chọn sơn nhà chuẩn và phù hợp nhất, giúp bạn chọn đúng loại sơn cần dùng.

Tham khảo kinh nghiệm chọn sơn nhà chuẩn xác nhất

Dưới đây là một số kinh nghiệm chọn sơn nhà chuẩn xác nhất mà bạn có thể tham khảo:

Chọn sơn nhà cho phần ngoại thất

Để chọn sơn nhà phù hợp cho phần ngoại thất, bạn có thể dựa vào một trong những tiêu chí sau:

Chọn loại sơn lâu phai, có độ bền cao và bám dính tốt

Do các phần tường, vách bên ngoài căn nhà thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng, khói bụi, nước mưa,... nên khi lựa chọn sơn cho vị trí này, bạn cần chọn các loại sơn có độ bền cao, màu sơn lâu phai để sử dụng. Và các loại sơn gốc nước chính là lựa chọn phù hợp nhất để phủ phần ngoại thất. 

Top những kinh nghiệm chọn sơn nhà chuẩn mà bạn nên biết - Ảnh 1.

Nguồn: istockphoto

Không những khá tiện lợi và tiết kiệm thời gian khi thi công, sơn gốc nước còn có những đặc điểm như màng sơn cứng, độ dẻo dai cao, độ bền màu tuyệt vời với khả năng kháng tia UV vượt trội, không bị ố vàng theo thời gian. Ngoài ra, loại sơn này kháng nước, kiềm, rong rêu và nấm mốc,...

Không chỉ có thể dùng cho tường bên ngoài, bạn cũng có thể dùng loại sơn này để sơn các vị trí ẩm thấp, nước đọng như phần lan can, phần gác mái hoặc phần sân thượng bên ngoài ngôi nhà.

Đánh giá màu sơn bằng cách sơn thử

Nếu không chắc chắn màu sơn có hợp với bức tường bên ngoài của mình không, bạn có thể nhờ người bán cung cấp hoặc mua thử mẫu sơn rồi dùng chổi quét thử một ít lên góc tường bên ngoài của căn nhà. Việc này có thể giúp bạn đánh giá được màu sơn sẽ “lên” như thế nào.

Cân nhắc giữa màu sơn tối và màu sơn sáng

Theo nguyên tắc thiết kế, các gam màu sơn sáng sẽ làm cho ngôi nhà của bạn trông lớn hơn khi nhìn từ bên ngoài và nổi bật với không gian xung quanh. Ngược lại, những gam màu tối lại làm cho căn nhà trông nhỏ gọn hơn và hòa hợp hơn với thiên nhiên. 

Top những kinh nghiệm chọn sơn nhà chuẩn mà bạn nên biết - Ảnh 2.

Nguồn: istockphoto

Ngoài ra, bạn còn cần lưu ý một điều nữa, đó chính là màu sơn càng đậm thì càng có nhiều khả năng bị phai màu, khiến căn nhà của bạn trông không giống như ý tưởng thiết kế ban đầu. Màu sơn đậm tăng khả năng hấp thụ nhiệt và khiến căn nhà gặp nhiều vấn đề về độ ẩm hơn màu sơn sáng. Tuy nhiên, màu sơn tối cũng có những ưu điểm như không dễ bị bám bụi, vết bẩn hay mang lại cho ngôi nhà của bạn cảm giác trang nghiêm hơn. Vậy nên, tùy thuộc vào việc bạn muốn căn nhà của mình trông như thế nào để lựa chọn sơn phù hợp.

Chọn sơn nhà cho phần nội thất

Sau khi tìm hiểu về cách chọn sơn nhà cho ngoại thất, hãy cùng tham khảo cách chọn sơn nhà cho khu vực nội thất:

Chọn sơn nhà theo phong cách sống và sinh hoạt của gia đình

Cách đơn giản nhất để chọn màu sơn nội thất đẹp là bắt đầu với những gam màu mà bạn yêu thích, phù hợp với phong cách sống của bạn và gia đình. Khi đó, bạn sẽ không bị ràng buộc bởi những cách phối màu theo các phong cách trang trí cụ thể.

Top những kinh nghiệm chọn sơn nhà chuẩn mà bạn nên biết - Ảnh 3.

Nguồn: istockphoto

Với những căn nhà có không gian hẹp, bạn có thể lựa chọn những màu sơn tông sáng, chẳng hạn như xanh lam, xanh lá cây và tím, để làm cho các bức tường có cảm giác xa và rộng thoáng hơn. Ngược lại, nếu bạn muốn tạo cho không gian rộng trở nên liên kết và tạo cảm giác ấm cúng và thân mật hơn, hãy sử dụng các tông màu ấm, trầm, chẳng hạn như nâu, cam hoặc đỏ.

Chọn sơn kết hợp màu sắc từng phòng

Một trong những sai lầm lớn nhất của mọi người khi sơn nhà là không xem xét màu sơn của phòng liền kề và cách căn phòng hoạt động. Màu sắc trong nhà của bạn, đặc biệt là trên cùng một tầng thì nên có các màu gắn liền và phải bổ sung cho nhau.  Ví dụ như, nếu bạn có những bức tường nổi bật, tường cầu thang hoặc trần nhà thì tất cả những thứ đó cũng phải bổ sung cho nhau. Bạn hãy tập hợp các bảng màu sơn áp dụng cho từng phòng với nhau để đảm bảo rằng cách phối màu đã phù hợp.

Top những kinh nghiệm chọn sơn nhà chuẩn mà bạn nên biết - Ảnh 4.

Nguồn: istockphoto

Chọn sơn có khả năng kháng khuẩn, chống nấm mốc tốt

Vi khuẩn và nấm mốc là một trong những kẻ thù thường gặp nhất ở các ngôi nhà trong điều kiện thời tiết nóng ẩm mưa nhiều của Việt Nam. Bởi vậy, khả năng kháng chuẩn, chống nấm mốc là một tiêu chí bắt buộc cần có khi lựa chọn sơn nội thất để giúp mang lại sự bảo vệ tốt nhất cho cả ngôi nhà và gia đình của bạn. 

Top những kinh nghiệm chọn sơn nhà chuẩn mà bạn nên biết - Ảnh 5.

Nguồn: istockphoto

Sơn gốc dầu là loại sơn phù hợp dành cho bạn trong trường hợp này. Loại sơn này có khả năng thấm hút tốt với lớp phấn ở trên bề mặt thi công. Ngoài ra, nó có khả năng bám dính tốt, có màng sơn cứng, chống được bụi bẩn và dễ dàng vệ sinh hơn các loại sơn gốc khác. Đồng thời, sơn gốc dầu cũng ít bị trầy xước, giúp bảo vệ cho tường trong nhà được bền hơn.

Kiểm tra màu sơn phù hợp với ánh sáng trong nhà

Ánh sáng là một trong những yếu tố cần thiết nhất để xem xét khi lựa chọn một màu sơn. Ánh sáng ban ngày sẽ phản ánh màu sơn trung thực nhất, vì vậy nếu bạn sơn tường ở những nơi gần cửa ra vào hoặc cửa sổ lớn thì màu sơn của bạn sẽ nhìn đúng với mẫu hơn. Còn khi trời chuyển tối, ánh sáng từ bóng đèn trong nhà bạn có thể khiến màu sơn trông khác biệt hơn so với ban ngày. Do đó, hãy thử sơn mẫu lên một góc của bức tường rồi kiểm tra độ bắt màu của nó vào buổi sáng và tối để lựa chọn được sơn phù hợp nhất.

Top những kinh nghiệm chọn sơn nhà chuẩn mà bạn nên biết - Ảnh 6.

Nguồn: istockphoto

Gợi ý một số loại sơn nhà được đánh giá tốt nhất hiện nay

Dưới đây là một số thương hiệu sơn được sử dụng nhiều nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

Sơn Dulux

Sơn Dulux đứng đầu trong top sơn tốt nhất tại hơn 80 quốc gia. Loại sơn này có thể dùng được cả trong nhà và ngoài trời, với độ láng mịn hoàn hảo, khả năng bám dính tốt, bền bỉ hơn với thời gian trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Sơn Dulux có được độ phủ cực kì cao, không chứa chì và thủy ngân trong hỗn hợp. Đây là một thương hiệu uy tín về chất lượng cũng như phù hợp về giá cả nên bạn hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn. 

Top những kinh nghiệm chọn sơn nhà chuẩn mà bạn nên biết - Ảnh 7.

Nguồn: Dulux

Sơn Kova

Sơn Kova có độ chống kiềm, bền màu với ánh sáng, chống rêu mốc và chống thấm rất tốt. Loại sơn này rất bền, chịu được thời tiết nóng ẩm mưa nhiều của nước ta nên được người dân Việt Nam ưa chuộng. Sơn Kova có nhiều loại như sơn nước, sơn kháng khuẩn, sơn chống thấm, sơn chống nóng,... Kova có độ phủ tốt, có khả năng chống nấm, rêu mốc, bụi bẩn tốt, chịu chùi rửa cao, khô nhanh và dễ thi công. 

Top những kinh nghiệm chọn sơn nhà chuẩn mà bạn nên biết - Ảnh 8.

Nguồn: Kova

Sơn Mykolor

Sơn Mykolor là sản phẩm sơn trang trí cao cấp với nhiều tiện ích vượt trội và đa dạng màu sắc. Đây là thương hiệu quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt, luôn giữ vững uy tín và lượng tiêu dùng trên thị trường. Đặc điểm của sơn là ít bám bụi, dễ rửa trôi và dễ dàng lau sạch vết bẩn. Do đó, bạn có thể sơn tường một cách đều màu, ít hao, giúp tiết kiệm chi phí. Thêm vào đó, sơn cũng có hàm lượng VOC thấp, sử dụng hương liệu thực phẩm kết hợp với công nghệ sơn trang trí, tạo ra hương thơm ưng ý mà vô cùng an toàn cho người sử dụng.

Top những kinh nghiệm chọn sơn nhà chuẩn mà bạn nên biết - Ảnh 9.

Nguồn: Mykolor

Sơn Jotun

Sơn Jotun là dòng sản phẩm sơn nội thất có khả năng chống nấm mốc, không chứa chất APEO. Với đặc tính nổi trội chứa gốc Acrylic nên sơn có độ phủ cao mà mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sơn Jotun có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn, chống nấm mốc, bạc màu, chống bám bụi, chống bong tróc rạn nứt. Màng sơn phản xạ ánh sáng mặt trời, nên sẽ giảm nhiệt độ bề mặt và làm mát cho ngôi nhà.

Top những kinh nghiệm chọn sơn nhà chuẩn mà bạn nên biết - Ảnh 10.

Nguồn: Jotun

 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.