TP Đồng Xoài dự kiến có thêm hai khách sạn 4 - 5 sao và hai sân golf đến năm 2025

Theo Đề án Phát triển du lịch tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, đến năm 2025, TP Đồng Xoài dự kiến có thêm hai khách sạn 4 - 5 sao và hai sân golf hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Một góc TP Đồng Xoài hiện nay. (Ảnh: Báo Thanh niên)

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Phước đã phê duyệt Đề án Phát triển du lịch tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, đến năm 2025, xây dựng và tổ chức hoạt động hiệu quả các tuyến du lịch nội tỉnh với các sản phẩm du lịch đặc trưng của Bình Phước theo các tuyến đường Quốc lộ 14, ĐT.741, QL.13, đặc biệt là tuyến du lịch quốc tế TP HCM - Bình Phước - Campuchia - Lào - Thái Lan, nhằm thu hút đông đảo du khách đến với Bình Phước.

Cùng với đó, có một đến hai khách sạn 4 - 5 sao trên địa bàn TP Đồng Xoài, có một đến hai sân golf hoạt động trên địa bàn tỉnh. Thành lập và đi vào hoạt dộng Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Phước. Công nhận hai khu du lịch cấp tỉnh và 3 điểm du lịch.

Xây dựng TP Đồng Xoài đến năm 2030 trở thành trung tâm du lịch của tỉnh với hệ thống dịch vụ tiện ích, có trung tâm vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn cao cấp; có các trung tâm thương mại lớn, khu chợ đêm và hệ thống cửa hàng tiện ích; nâng cấp và công nhận một khu du lịch cấp tỉnh thành khu du lịch cấp quốc gia và một điểm du lịch cấp tỉnh thành khu du lịch cấp tỉnh; công nhận mới một khu du lịch cấp quốc gia, hai khu du lịch cấp tỉnh, ba điểm du lịch.

UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tập trung quy hoạch và kêu gọi đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch trọng điểm có tiềm năng như khu đô thị kết hợp nghỉ dưỡng hồ Suối Giai (huyện Đồng Phú) với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và chơi golf.

Bên cạnh đó, hình thành các khu, điểm du lịch gắn với cao tốc Chơn Thành - Gia Nghĩa, trong đó lấy Khu du lịch Trảng cỏ Bù Lạch (huyện Bù Đăng) làm động lực phát triển với các sản phẩm du lịch nghĩ dưỡng, homestays gắn với các trải nghiệm cùng sinh hoạt với cộng đồng người M’nông và S'tiêng; du lịch tham quan, khám phá các di tích, danh lam thắng cảnh của Việt Nam và thế giới thu nhỏ gắn với trải nghiệm khinh khí cầu và chơi golf; khu quần thể văn hóa - cứu sinh Bà Rá (TX Phước Long) với các sản phẩm du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng, chơi golf…

Cùng với đó, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng gắn kết chặt chẽ với quy hoạch và phát triển dịch vụ du lịch. Cụ thể, tăng cường đầu tư xây dựng nâng cấp các tuyến đường giao thông kết nối với TP HCM, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên.

Ưu tiên đầu tư xây dựng các tuyến giao thông kết nối các khu, điểm du lịch khi triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông nội tỉnh; quy hoạch xây dựng, đầu tư chỉnh trang đô thị, chú trọng xây dựng các công trình văn hóa tạo điểm nhấn cho đô thị và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch theo tiêu chuẩn quy định.

Đồng thời, UBND tỉnh cũng yêu cầu xây dựng sản phẩm du lịch xanh trải nghiệm khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mô hình vườn cây ăn trái gắn với loại hình du lịch homestays; hướng dẫn các cơ sở đăng ký và bảo hộ thương hiệu các sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông nghiệp đặc sản Bình Phước. 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.