TP HCM chưa có chủ trương dừng dự án buýt nhanh BRT

TP HCM cho biết chưa có chủ trương dừng dự án buýt nhanh BRT số 1 mà đang nghiên cứu kỹ càng để thực hiện.
tp hcm chua co chu truong dung du an buyt nhanh brt
Phối cảnh xe buýt nhanh BRT ở TP HCM.

Liên quan đến dự án buýt nhanh BRT số 1, ngày 25/9, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TPHCM đã cho biết nhiều thông tin mới.

Cụ thể, theo ông Hoan, tại buổi làm việc mới đây với lãnh đạo thành phố, Ngân hàng thế giới ủng hộ dự án BRT nhưng khuyến khích TP HCM "phải làm kỹ từ khâu phân luồng giao thông, đầu tư, tuyên truyền...".

Điều này có nghĩa rằng dự án BRT tại TP HCM cần bắt đầu từ việc tuyên truyền cho người dân hình dung về dự án, tiếp đó là tổ chức giao thông, vận động người dân.

Ông Võ Văn Hoan cho biết, BRT thường phải ở khu vực đông dân, nơi đông người có nhu cầu đi xe buýt nhanh. Do đó, dự án BRT triển khai dọc tuyến đường Võ Văn Kiệt cần cân nhắc kỹ để triển khai có hiệu quả.

"Tôi khẳng định thành phố chưa có chủ trương nào để dừng dự án BRT mà chúng ta đang nghiên cứu kỹ càng để thực hiện", ông Hoan nói.

Đáng chú ý là cách đây ít ngày, Sở GTVT TP HCM đã có báo cáo TP về đề xuất dừng triển khai dự án buýt nhanh BRT số 1 (lộ trình Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ).

Sở này cho biết đã khảo sát và kết quả lượng khách đi xe buýt trên tuyến Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ khoảng 17.700 người/ngày, trong khi dự báo trước đây là hơn 24.700 người/ngày.

Theo tính toán, lượng khách không nhiều hơn các tuyến buýt thường, trong khi kinh phí đầu tư BRT lớn.

Về dự án BRT số 1, UBND TP.HCM giao Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP Hồ Chí Minh (UCCI) làm chủ đầu tư việc nghiên cứu và thực hiện với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 144 triệu USD.
tp hcm chua co chu truong dung du an buyt nhanh brt 'Buýt nhanh BRT quá tải là quá ảo': Phát biểu theo... cảm nhận?

Giám đốc Tramoc cho rằng việc phát biểu buýt nhanh BRT quá tải trong giờ cao điểm là quá ảo "dường như theo cảm nhận".

chọn
TP HCM chốt phương án điều chỉnh quy hoạch chung
Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 vừa được thông qua, thành phố dự kiến hình thành và phát triển thành 5 phân vùng.