TP HCM: Có một Thương xá đã đi vào lòng người

Ngày 12/9, sẽ là cột mốc đáng nhớ của rất nhiều người dân vì họ sẽ chẳng còn nhìn thấy một Thương Xá Tax cổ kính, một trong những biểu tượng của Sài Gòn.
tp hcm co mot thuong xa da di vao long nguoi
Tòa nhà khánh thành năm 1924, hai năm sau mang tên GMC và khoảng 1960 đổi thành Thương xá Tax.

Được xây dựng những năm đầu thế kỷ 20, Thương xá Tax là trung tâm thương mại lâu đời và nổi tiếng hàng đầu tại TP HCM với diện tích 9.200 m2 nằm ngay trung tâm quận 1, tiếp giáp 3 đại lộ Nguyễn Huệ, Lê Lợi và Pasteur - nơi mua bán sầm uất và nhộn nhịp nhất thành phố.

Đối với nhiều người tòa nhà trên 130 tuổi không chỉ đẹp bởi khối kiến trúc mang đậm văn hóa Pháp với thảm gạch mosaic ngay tiền sảnh và các cầu thang có gắn phù điêu gà trống mà ở đó họ còn lưu giữa nhiều kỷ niệm đã gắn tuổi thơ, cuộc sống của mình.

tp hcm co mot thuong xa da di vao long nguoi
Thương xá Tax nhìn từ trên cao.
tp hcm co mot thuong xa da di vao long nguoi
Những năm 1960, tòa nhà được đổi tên thành Thương xá Tax, là nơi kinh doanh sầm uất nhất của Sài Gòn.

Nói như bà Nguyễn Ngọc Tiến (75 tuổi, Q. 1) thì gần như cả cuộc đời bà đều có những vui buồn với Tax. Bà nhớ những ngày đầu đây là một nơi lui tới của những người làm cho Chính phủ lúc bấy giờ. Đám trẻ như bà vô cùng thích thú khi được người lớn dắt đến Tax mua sắm.

tp hcm co mot thuong xa da di vao long nguoi
Từ năm 1997, tòa nhà được giao cho Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) quản lý. Trên giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi bắt đầu xuất hiện nhiều nhà cao tầng hiện đại.

Sau 1975, Tax trở thành một nơi phục vụ trẻ em, những cô bán hàng đều thắt khăn quàng đỏ như các em thiếu nhi. Lúc bấy giờ, bà Tiến là người đưa các con của mình đến tham quan và mua sắm. “Tuổi thơ, tuổi thanh xuân rồi khi đã bước sang tuổi thất thập cổ lai hy tôi vẫn có nhiều kỷ niệm với Thương xá Tax. Ở đây như một xã hội thu nhỏ, người giàu sang hay người dân quê cũng có thể đến được và đều tìm được cho mình những món hàng hợp túi tiền”, bà Tiến khẳng định.

Tax với cô Võ Thị Khoái (Hiệu trưởng trường Chuyên biệt Gia Định) là một nơi cô thường xuyên dắt đám học trò “đặc biệt” của mình đến học hỏi và tham quan. Cứ vào dịp Tết và Noel trường lại dẫn học trò lên Sài Gòn tham quan và Thương Xá Tax là nơi các em yêu thích nhất.

tp hcm co mot thuong xa da di vao long nguoi
Thương xá Tax ngày ngưng hoạt động.

“Ở Thương xá Tax đây luôn được trang trí lộng lẫy bắt mắt, hơn nữa việc ra vào cũng thuận tiện không khó khăn như nhiều khách sạn, trung tâm thương mại khác. Rồi khi Tax là một trong những nơi đầu tiên ở Sài Gòn có thang cuốn, tôi lại dắt các em đến học cách di chuyển. Các em vô cùng thích thú khi có được trải nghiệm tại Tax. Nhiều em sau này ra trường vẫn nhắc về những kỷ niệm đó”, cô Khoái chia sẻ.

Hay như Thạc sĩ Bùi Huy Hải Bích (giảng viên ĐH Bách Khoa TPHCM), Thương xá Tax là một nơi vô cùng thú vị từ thuở nhỏ và sau này. Chị kể, ngày xưa mỗi lần từ Nha Trang vào Sài Gòn chơi đều thích đi Thương xá Tax vì vừa đẹp và mát lại có rất nhiều đồ để mua sắm. Lớn lên khi vào Sài Gòn học rồi đi dạy chị vẫn thường đến đây với bạn bè như một người quen tìm về chốn cũ.

tp hcm co mot thuong xa da di vao long nguoi
Với người dân Sài Gòn, Thương xá Tax luôn là một điểm đến không thể thiếu trong những ngày lễ.

Riêng ông Trần Thanh Tùng (65 tuổi, Q. Bình Thạnh) mỗi lần ông đến Tax là mỗi lần gia đình ông đều vui như hội. “Ngày đó, gia đình tôi còn khó khăn cứ dành dụm được đồng nào để mua đồ điện máy chúng tôi đều đến Tax. Đầu tiên là cái đồng hồ Gimiko, rồi đến cái tivi trắng đen Viettronic và sau này là nhiều món đồ khác… Chúng tôi gắn bó với Tax vì sự tin tưởng và không gian mua sắm thoải mái, sang trọng nhưng không kén chọn sang hèn”, ông nhớ lại.

Trước tình cảm của người dân và được tham mưu của các chuyên gia, TP HCM đã chọn giải pháp kiến trúc gần như giữ lại khá nhiều hình ảnh tòa nhà Tax cũ, sảnh vào ở vị trí cũ được mở thẳng với cầu thang; lối vào giữa đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ sẽ giữ nguyên. Tất cả gạch mosaic ở các sảnh vào sẽ được gắn trở lại đúng vị trí cũ nhằm giữ nguyên vẹn hình ảnh Thương xá Tax trong ký ức của người Sài Gòn.

tp hcm co mot thuong xa da di vao long nguoi
tp hcm co mot thuong xa da di vao long nguoi
tp hcm co mot thuong xa da di vao long nguoi
tp hcm co mot thuong xa da di vao long nguoi
Cầu thang tại khu vực sảnh chính là là điểm nhấn của Thương xá Tax với kiến trúc độc đáo sẽ được giữ lại.

"Tôi cũng là người có nhiều kỷ niệm đẹp với Thương xá Tax nhưng nhìn về khía cạnh khai thác du lịch hay văn hóa, Tax thuộc và địa điểm tham quan hạng trung. Cái Tax có là tuổi đời tương đối cao nhưng xét về tính lịch sử, kiến trúc thì không thể so sánh với Nhà hát TPHCM, UBND TP HCM hay nhà thờ Đức Bà. Xét về yếu tố thương mại cũng không thể sánh bằng Passage Eden. Do đó, việc thay đổi công năng của Thương xá Tax là hoàn toàn hợp lý để phát triển, tuy nhiên điều hay là TP vẫn cố gắng giữ lại một phần nào của Tax như nhiều quốc gia khác trên thế giới vẫn làm", bà Vũ Kim Thanh, Chuyên viên tư vấn du lịch nhìn nhận.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.