TP HCM kêu gọi đầu tư 28 dự án gần 160.000 tỷ đồng

Trong 28 dự án được TP HCM kêu gọi đầu tư với tổng số vốn gần 160.000 tỷ đồng, có 4 dự án hạ tầng lớn với tổng mức vốn gần 60.000 tỷ đồng.

Dự án mở rộng Quốc lộ 13 là một trong 28 dự án TP HCM đang kêu gọi đầu tư. (Ảnh tư liệu: Hải Quân).

Theo Cổng TTĐT Chính phủ trang TP HCM, ngày 24/1 tới,  UBND TP HCM phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Hội nghị kêu gọi đầu tư phát triển tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững. Hội nghị là dịp để lãnh đạo TP HCM thảo luận với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia về các dự án trọng điểm của thành phố.

Trước thềm Hội nghị, Thành phố vừa công bố danh mục 28 dự án kêu gọi đầu tư trong chương trình phát triển xanh, với tổng số vốn gần 160.000 tỷ đồng.

Theo đó, các dự án có giá trị vốn đầu tư lớn nhất thuộc về các dự án hạ tầng. Đơn cử đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài với quy mô vốn đầu tư hơn 19.800 tỷ đồng.

Đường trên cao tuyến số 5 (đi trùng với đường vành đai 2 từ nút giao trạm 2 đến nút giao An Sương) với 15.400 tỷ đồng; dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 13 với 13.850 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ nhằm thay thế phà Bình Khánh với số vốn 10.569 tỷ đồng.

Ngoài ra, có 6 dự án liên quan đến công nghệ cao. Trong đó, có 5 dự án thuộc nhóm nghiên cứu và triển khai lĩnh vực điện tử, vi mạch bán dẫn, công nghệ sinh học với tổng giá trị vốn kêu gọi đầu tư là gần 4.400 tỷ đồng. Riêng dự án trung tâm dữ liệu (Data Center) có vốn đầu tư 6.950 tỷ đồng.

Có 5 dự án chỉnh trang đô thị và tái định cư được đưa vào danh mục này với số vốn kêu gọi là 1.440 tỷ đồng.

TP Thủ Đức cũng lên kế hoạch xây dựng Khu trung tâm tài chính, thương mại dịch vụ tổng hợp và dân cư đa chức năng (12.071 tỷ đồng); khu phức hợp trung tâm Hội nghị triển lãm, khách sạn và thương mại dịch vụ (1659 tỷ đồng); Quảng trường trung tâm (5.348 tỷ đồng).

Ở lĩnh vực môi trường, các dự án chủ yếu tập trung vào xử lý nước thải với tổng vốn khoảng 30.000 tỷ đồng, bao gồm nhà máy Tây Thành phố, Tân Hóa - Lò Gốm; Tham Lương - Bến Cát (giai đoạn 2); Bắc Sài Gòn 2.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.