TP HCM kiến nghị tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách từ 18% lên 23%

Đây là một trong ba đề án TP HCM vừa lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan Quốc hội tại cuộc họp chiều ngày 29/7.

Tại cuộc họp chiều ngày 29/7 tại Hà Nội, TP HCM đã lấy ý kiến góp ý của các cơ quan Quốc hội cho 3 đề án của thành phố. Trong đó có đề án "Tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP HCM giai đoạn 2022-2025 và giai đoạn 2026-2030", theo Trang tin điện tử Đảng bộ TP HCM.

Đề án này nhằm mục tiêu tăng thu ngân sách nộp về trung ương cũng như tăng thu ngân sách để lại cho thành phố, tạo tiền đề để thành phố phát triển nhanh và bền vững.

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, thời gian qua TP HCM luôn day dứt về tỉ lệ điều tiết ngân sách để lại cho thành phố phát triển bền vững.

Ông phân tích, 1 đồng vốn để lại cho thành phố thì tạo ra 10-14 lần cho đầu tư xã hội, số này sẽ rơi vào nền kinh tế vì năng suất lao động của thành phố cao gấp 2,7-,2,9 lần cả nước.

Bên cạnh đó, lao động TP HCM tăng nhanh, sau 5 năm sẽ tăng 0,5 triệu lao động nên 1 đồng để lại sẽ giúp GDP tăng cao hơn, từ đó thu ngân sách lớn hơn, tức thành phố tăng mà Trung ương cũng tăng.

"Để lại là để tăng lên. Nếu tỉ lệ để lại tăng mà TP HCM đóng góp cho Trung ương tăng thì mới là bền vững, Bí thư Thành ủy TP HCM nhấn mạnh.

Do đó, đề án kiến nghị tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP HCM từ 18% ở hiện tại lên 23%, trở lại chu kì điều tiết ngân sách cũ, dựa trên nguyên tắc không áp dụng đại trà mà chỉ áp dụng nơi phát triển kinh tế cao.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.