TP HCM: Số ca nhiễm liên cầu lợn tăng 300%

Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM đã ghi nhận 8 ca nhiễm liên cầu lợn trong 6 tháng đầu năm 2016. 
tp hcm so ca nhiem lien cau lon tang 300 so voi cung ky nam 2015
Bệnh liên cầu lợn rất nguy hiểm với tính mạng con người.

Nhiễm liên cầu lợn tăng mạnh

Tại TP Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm 2016 đã ghi nhận 08 ca nhiễm liên cầu lợn, tăng 300% so với cùng kỳ năm 2015 là 2 ca. Tuy nhiên không có trường hợp nào tử vong. Vi khuẩn liên cầu lợn có tên khoa học là Streptococcus suis (S.suis) chủ yếu cư trú ở đường hô hấp trên và ở hạch hầu họng lợn. Ngoài ra, còn được phát hiện ở các động vật khác như trâu, bò, lợn rừng, ngựa, cừu, dê, chó, mèo, chim...

Bệnh Liên cầu lợn có mối liên quan với ổ dịch lợn tai xanh. Lợn bị bệnh tai xanh sẽ làm suy yếu sức đề kháng của lợn, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn cư trú trong cơ thể lợn (trong đó có liên cầu) phát triển mạnh, tăng độc lực và gây bệnh.

Theo bác sĩ Lâm Cẩm Linh, Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM) thì thời gian ủ bệnh liên cầu lợn trung bình từ khi phơi nhiễm đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên khoảng 2 ngày (dao động từ 3 giờ đến 14 ngày). Nếu bị viêm màng não mủ thì bệnh thường biểu hiện với các triệu chứng: Sốt cao, đau đầu, nôn/buồn nôn, ù tai, cứng gáy, có thể có rối loạn ý thức (dấu hiệu màng não). Thể viêm màng não thường kèm theo giảm thính lực, có thể gây điếc không hồi phục. Còn bị sốc nhiễm khuẩn thì sốt cao đột ngột, kèm rét run, đau đầu, ban xuất huyết đa dạng dưới da lan tỏa, tử ban, mệt mỏi toàn thân, có thể đi ngoài phân lỏng, trụy tim mạch.

Bác sĩ Linh cho hay, người bị nhiễm bệnh do tiếp xúc trực tiếp như chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển hoặc sử dụng các sản phẩm từ lợn như tiết canh, thịt, phủ tạng của lợn ốm, chết, lợn mang vi khuẩn chưa được nấu chín. Vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương hở, các vùng da bị tổn thương, hoặc niêm mạc.

Những biện pháp phòng tránh mắc bệnh liên cầu lợn

Để giảm thiểu bệnh nhân nhập viên do nhiễm liên cầu lợn, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố đã có khuyến cáo cụ thể với người dân cách phòng bệnh. Đối với những người chăn nuôi, cần thực hiện tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nuôi. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, mang gang tay, khẩu trang khi vệ sinh chuồng trại.

Đặc biệt, không được tự ý tiêu hủy và vứt xác lợn chết ra môi trường xung quanh. Khi phát hiện lợn có dấu hiệu bệnh hoặc chết phải kịp thời báo ngay với cơ quan thú y chính quyền địa phương để được xử trí đúng quy trình là chôn hoặc đốt. Ngoài ra, không vận chuyển, giết mổ lợn bị bệnh. Không được sử dụng thịt lợn chết làm thức ăn cho động vật khác và phải xử lý lợn bị bệnh chết triệt để.

Riêng với người tiêu dùng thường xuyên sử dụng thịt lợn trong chế biến thực phẩm cần phải lưu ý không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú ý. Không ăn tiết canh, thịt lợn, nội tạng lợn chưa được nấu chín. Sử dụng riêng dụng cụ chế biến thịt sống, thịt chín. Trong gia đình có người bị vết thương hở cần phải nhắc nhở sử dụng gang tay khi tiếp xúc với thịt lợn sống hoặc tái. Bất kể người lớn hay trẻ nhỏ cũng nên rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với thịt lợn.

Khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăn nuôi, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời, bác sĩ Linh cho biết.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.