TPHCM: 100.000 học sinh cấp 1 học thêm ngoài giờ

Khoảng 100.000 học sinh cấp 1 học thêm văn hóa ngoài giờ và có khoảng 190.000 học sinh trung học học thêm tại cơ sở trong nhà trường.

UBND TP HCM vừa có văn bản báo cáo về tình hình quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố.

Những thống kê từ thực tế

Trong văn bản, thành phố đã nêu ra thực trạng hoạt động dạy thêm, học thêm cụ thể thời gian vừa qua. Theo đó, trên thực tế, dạy thêm, học thêm một phần xuất phát từ nhu cầu không thể phủ nhận của phụ huynh và học sinh. Bên cạnh đó, đối với một số giáo viên, dạy thêm là công việc để tăng thu nhập một cách chính đáng trong điều kiện lương chưa đủ trang trải cuộc sống. Ở nhiều nước trên thế giới nhất là ở một số nước ở phương Đông, mặc dù nền giáo dục phát triển cao vẫn chủ động tổ chức dạy thêm, học thêm (như Singapore, Nhật, Hàn Quốc,..).

tphcm 100000 hoc sinh cap 1 hoc them ngoai gio
Học thêm, dạy thêm là vấn đề gây nhiều tranh cãi thời gian qua.

UBND TP HCM cũng rhống kê sơ bộ tình hình hoạt động ngoài giờ học chính khóa của học sinh hiện nay như sau: Gần 500.000 học sinh đang tham gia học ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh (chiếm tỷ lệ 50%), khoảng 10.000 học sinh học ngoại ngữ khác (Pháp, Nhật, Hàn, TBN, Trung Quốc…) tại các Trung tâm Ngoại ngữ sau giờ học chính khóa (buổi tối, thứ bảy, chủ nhật).

Cũng theo văn bản, có khoảng 100.000 học sinh tiểu học (chiếm 20%) học thêm văn hóa ngoài giờ chính khóa; 190.000 học sinh trung học (THCS-THPT) đang tham gia học thêm tại cơ sở dạy thêm trong nhà trường và 30.000 học sinh tham gia học tập tại các cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường, chủ yếu các em học các môn Toán, Lý, Hóa (chiếm 35%).

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp dạy thêm, học thêm tràn lan, tiêu cực, biến tướng, phong trào. Ủy ban nhân dân Thành phố cũng đã ban hành quy định quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm; phân rõ trách nhiệm cụ thể việc quản lý và chỉ đạo quyết liệt các đơn vị triển khai thực hiện nhằm hạn chế các trường hợp dạy thêm, học thêm tiêu cực này.

Nhiều đơn vị được cấp phép dạy thêm trong nhà trường

Theo phân cấp, đến cuối năm học 2015 - 2016, Sở Giáo dục và Đào tạo đã cấp phép cho 82 đơn vị trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên được dạy thêm trong nhà trường với khoảng 80.000 học sinh theo học, chủ yếu các môn Toán, Lý, Hóa; có 34 cá nhân và tổ chức được cấp phép dạy thêm ngoài nhà trường với khoảng 20.000 học sinh.

tphcm 100000 hoc sinh cap 1 hoc them ngoai gio
Nhiều học sinh học thêm xuất phát từ nhu cầu chính đáng mong muốn đủ khả năng bước vào cánh cửa giảng đường Đại học.

Ủy ban nhân dân các quận, huyện đã cấp phép cho 106 đơn vị dạy thêm trong nhà trường (cấp THCS), 47 cá nhân và tổ chức được cấp phép dạy thêm ngoài nhà trường, với khoảng 10.000 học sinh (chủ yếu là các nhóm nhỏ), không cấp phép dạy thêm cấp tiểu học.

Các phòng ban thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận huyện thường xuyên thanh tra, kiểm tra chuyên đề các đơn vị giáo dục. Chỉ tính riêng năm học 2015 - 2016, đã tổ chức kiểm tra chính thức 14 trường trung học phổ thông, phát hiện, chấn chỉnh các vi phạm trong việc tổ chức và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường cho đúng với các quy định thanh tra chuyên đề, đã tổ chức thanh tra 5 điểm dạy thêm ngoài nhà trường, 3 điểm dạy thêm trong nhà trường.

Trong năm học qua, thành phố đã xử lý 3 trường hợp ở mức phê bình, kiểm điểm, không cho dạy học sinh đã dạy chính khóa và không xem xét thi đua.

Từ đầu năm học 2016 - 2017 đến nay, thành phố cũng đã kiểm tra công tác quản lý dạy thêm, học thêm tại 2 Phòng Giáo dục và Đào tạo, 4 trường trung học (2 THCS, 2 THPT).

Nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, hạn chế tối đa việc học sinh phải đi học thêm, thành phố đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường rà soát các điều kiện để thực hiện việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày. Năm học 2016 - 2017, có 485 trường tiểu học tổ chức dạy 2 buổi/ngày, 270 trường THCS và 87 trường THPT (công lập) tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.