Từ mùng 4 đến mùng 6 tháng Giêng hằng năm, thanh niên trong làng Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai (Hà Nội) lại trổ tài với lễ hội vật cầu cổ truyền tại đình làng.
Lễ hội này đã có từ hàng trăm năm, được truyền từ đời này qua đời khác. Đến ngày nay, dân làng Thúy Lĩnh vẫn tiếp tục nỗi dõi cha ông tổ chức đúng nghi thức.
Tương truyền cội nguồn của lễ hội vật cầu có từ thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072). Khi đó thái tử Linh Lang người con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông thường tổ chức lễ hội vật cầu để quân sĩ vui chơi mỗi dịp Tết đến xuân về và cũng là cách để ông rèn luyện sức khỏe cho quân sĩ. Hằng năm, lễ hội Vật cầu Thúy Lĩnh được địa phương tổ chức tại sân đình Thúy Lĩnh để tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại vương và cũng là để thể hiện truyền thống thượng võ, là cách gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của người dân đồng bằng sông Hồng.
Vật cầu là môn thể thao rèn luyện cả trí và lực, lại mang tính hợp đồng mưu lược rất rõ, có đầy đủ nội dung phù hợp với các lứa tuổi khác nhau, từ thiếu nhi cho đến các cụ cao tuổi. Trước kia, vật cầu chia về các giáp (xóm) trong làng, bao giờ cũng có kèm múa võ, múa kiếm và múa lân.
|
Cầu được làm từ gỗ mít sơn son nặng 25kg. |
|
8 người chơi được chia làm 4 đội, mặc trang phục quần trắng, mình trần, dây lưng chia các màu để phân biệt. Sau khi có hiệu lệnh của trọng tài, bốn đội cùng trổ tài cướp cầu mang về hố của mình. Mỗi một lần mang được cầu về hố sẽ nhận được một giải con, ba lần liên tiếp có giải con là được giải cái. |
|
Địa điểm thi đấu là một sân rộng ngay bên đình Thúy Lĩnh là nơi thờ Linh Lang Đại Vương, tương truyền là hiện thân của Thái tử Hoằng Chân. |
|
Hội vật cầu luôn được già trẻ gái trai cả làng mong đợi |
|
Đội nào cũng gặp sự tranh cướp kịch liệt của những đội còn lại. |
|
4 đội chơi, mỗi đội 2 người sẽ phải cố gắng để mang cầu về hố thuộc phần sân của mình. |
|
Quả cầu nặng 25kg được tung,vần, lăn, giành giật để đưa được về góc sân đội mình. |
|
Mỗi lần đưa được cầu về hố thuộc phần sân mình sẽ được một điểm con. |
|
Có lúc cả 8 người đè lên nhau để tranh giành cầu. |
|
Chấn thương là điều khó tránh khỏi trong những lễ hội như này. |
|
Vật cầu là môn thể thao rèn luyện trí lực nên có đầy đủ nội dung phù hợp với các lứa tuổi khác nhau, từ thiếu nhi cho đến các cụ cao tuổi trong làng. Tuy nhiên, trai tráng vẫn chiếm phần nhiều, các phần thi của họ bao giờ cũng được quan tâm đặc biệt. |
|
Người dân đến xem hội cướp cậu chật kín sân đình. |
|
Có người còn trèo lên cổng chùa để có "viu đẹp". |
|
Đội chiến thắng năm nay nhận được số tiền thưởng trị giá 6 triệu đồng và được đưa cầu về tổ dân phố của mình. |