Tranh cãi vụ 4 người trộm vịt thoát tội, gia chủ bị truy tố: Chuyển biến sang tội Cướp tài sản?

Nếu chứng minh được ông lão 81 tuổi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của cô gái mắc bệnh tâm thần để thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn với nạn nhân thì ông này sẽ bị xử lý về tội Hiếp dâm.

Chuyên gia pháp lý cho rằng, khi thấy gia chủ xuất hiện nhưng tên trộm ngay lập tức chống trả và không chịu để lại tài sản là có sự chuyển biến từ trộm cắp sang Tội cướp tài sản.

Liên quan đến vụ án 4 người trộm vịt thoát tội, gia chủ bị truy tố, mới đây, TAND quận 12, TP.HCM đã tiếp nhận lại hồ sơ vụ ông Phan Văn Sáu (sinh năm 1963, ngụ quận 12) bị truy tố tội Cố ý gây thương tích sau khi yêu cầu điều tra bổ sung vụ án. Hiện tòa này vẫn chưa lên lịch xét xử vụ án.

Tranh cãi vụ 4 người trộm vịt thoát tội, gia chủ bị truy tố: Chuyển biến sang tội Cướp tài sản? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Theo hồ sơ, 3h ngày 11/7/2017, bốn thanh niên gồm Nguyễn Phan Thái Dương (23 tuổi), Phan Trọng Chinh (22 tuổi), Nguyễn Quang Trường (22 tuổi) và Vũ Văn Trường (19 tuổi) rủ nhau đi ăn. Trên đường, cả nhóm đi ngang qua nhà ông Sáu tại phường Thới An, quận 12. Thấy nhà ông Sáu có chuồng nuôi vịt nên bốn thanh niên bàn nhau bắt trộm vịt mang về làm mồi nhậu.

Nghe tiếng vịt kêu, nghi có trộm, ông Sáu cầm dao đi ra chuồng vịt thì thấy bốn người đang bắt vịt mang ra ngoài. Thấy chủ nhà, Chinh, Quang Trường và Văn Trường bỏ chạy. Ông Sáu cầm dao rượt theo nhưng không kịp.

Còn Dương đang xách hai con vịt tính bỏ chạy, ông Sáu nhanh trí ngăn cản. Dương chạy đến, đạp vào người ông Sáu.

Ông Sáu cầm dao quơ vài lần nhưng không trúng người Dương. Sau đó, Dương cầm hai con vịt đánh lại ông Sáu. Lúc này, ông Sáu dùng dao chém về phía mặt bên phải rồi tiếp tục chém trúng ngực, mặt và tay trái của Dương. Ba tên trộm kia thấy đồng bọn bị thương liền chạy lại giải cứu. Ông Sáu tri hô, người dân xung quanh tóm gọn băng trộm vịt và đưa Dương vào bệnh viện.

Theo kết luận giám định, Dương chịu tỉ lệ thương tật 24%. Bị hại yêu cầu được bồi thường 150 triệu đồng.

CQĐT kết luận hành vi ông Sáu gây ra xâm hại sức khỏe người khác bằng hung khí nên cần xử nghiêm. Tuy nhiên, người bị hại có hành động xâm phạm tài sản ông Sáu sở hữu. Hơn nữa, khi chủ nhà phát giác, bị hại chống cự, không chịu để lại tài sản. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự cố ông Sáu chém trọng thương một người. Cơ quan chức năng truy tố ông Sáu về tội Cố ý gây thương tích.

Đồng thời, Công an quận 12 nhận định bốn thanh niên có hành vi trộm cắp tài sản. Song giá trị tài sản chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo kết quả của hội đồng định giá tài sản tố tụng hình sự quận 12, tám con vịt là tang vật trong vụ trộm có giá trị hơn 1,4 triệu đồng. Vì vậy, công an xử phạt vi phạm hành chính và thông báo về địa phương quản lý, giáo dục.

Tranh cãi vụ 4 người trộm vịt thoát tội, gia chủ bị truy tố: Chuyển biến sang tội Cướp tài sản? - Ảnh 2.

Luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh).

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn luật sư TP.Hồ Chí Minh) nhận định: Gần đây chúng ta gặp không ít trường hợp phạm tội trong trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nhưng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử do sức ép của dư luận hoặc phía nạn nhân nên các cơ quan tiến hành tố tụng thường lúng túng khi xác định trường hợp phạm tội có phải là phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không?

Luật sư Bình cho biết, phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Liên quan đến sự việc trên, theo luật sư Bình để xem xét hành vi chống trả của ông Sáu có cần thiết hay không, có rõ ràng là quá đáng hay không, thì phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như: khách thể cần bảo vệ; mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng; nhân thân của người xâm hại; cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ; hoàn cảnh và nơi xảy ra sự việc v.v...

Đồng thời cũng phải chú ý yếu tố tâm lý của người phải phòng vệ có khi không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ.

“Trong vụ án này, chúng ta thấy người bị hại có hành động xâm phạm tài sản ông Sáu sở hữu, không ai có quyền xâm phạm gia cư bất hợp pháp người khác. Không có sự tương quan lực lượng khi một bên là 04 tên trộm và một bên là ông Sáu. Hơn nữa, khi chủ nhà phát giác, bị hại chống cự, không chịu để lại tài sản. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự cố ông Sáu chém trọng thương một người. Hành vi của ông Sáu trong trường hợp này được coi là phòng vệ chính đáng, do đó trong trường hợp hợp này không được xem là tội phạm”, luật sư Bình nêu quan điểm.

Mặt khác, dưới góc nhìn pháp lý, luật sư Bình cho rằng: Khi ông Sáu xuất hiện thì tên trộm đã chống trả và không để lại tài sản là có sự chuyển biến từ trộm sang tội Cướp tài sản. Vì vậy, cần phải truy tố tên trộm này tội Cướp tài sản theo Điều 168, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 là mới đúng bản chất của vụ việc.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.