Trao thưởng 100.000 USD chống ùn tắc giao thông: 'Nên trao cho những đề xuất xứng đáng'

"Có một giải thưởng để động viên những người có năng lực, có cống hiến cho xã hội là tốt, nhưng nên trao cho những đề xuất xứng đáng, có sức hút đối với xã hội", TS Nguyễn Xuân Thủy nói.

Liên quan đến việc mới đây UBND TP. Hà Nội công bố và trao thưởng Cuộc thi ý tưởng phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030, đã thu hút nhiều ý kiến của dư luận.

TS Nguyễn Xuân Thủy (Chuyên gia giao thông) cho rằng, có một giải thưởng để động viên những người có năng lực, có cống hiến cho xã hội là tốt, nhưng nên trao cho những đề xuất xứng đáng, có sức hút đối với xã hội.

Theo ông Thủy, những đề xuất nhằm giảm ùn tắc giao thông ở Hà Nội vừa rồi được trao thưởng thiếu tính sáng tạo, không tạo ra bước đột phá, vẫn giống như những gì lâu nay đã làm, được các chuyên gia, các nhà khoa học viết ra cách đây hàng chục năm trước. Việc xét thưởng cũng cần phải có một Hội đồng cố vấn gồm những nhà khoa học, các chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực.

“Tôi không dám đánh giá là kém, yếu, nhưng thưởng cao như vậy là chưa được, những đề xuất, giải pháp đó không có gì mới, không có tính hệ thống, logic hay sáng tạo… để làm nên bước đột phá mạnh mẽ, giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông. Trao thưởng vậy là hơi sớm", ông Thủy nói.

trao thuong 100000 usd chong un tac giao thong nen trao cho nhung de xuat xung dang
Theo TS Nguyễn Xuân Thủy, những đề xuất nhằm giảm ùn tắc giao thông mới được trao thưởng thiếu tính sáng tạo, không có những đề xuất tạo ra bước đột phá...

Ông Thủy nói thêm: "Một giải thưởng xứng đáng phải được trao cho những đề xuất bài bản, chất lượng và thấy được sự đầu tư chất xám trong đó, phải nêu ra vấn đề cần giải quyết, phương pháp giải quyết và nhìn thấy tính hiệu quả của cách giải quyết đó".

Nói về đề xuất xây dựng tuyến taxi nước trên Hồ Tây nhằm góp phần phát triển du lịch và giải quyết một phần nhu cầu đi lại giữa hai bờ Bắc - Nam Hồ Tây, TS Thủy cho rằng, nếu ý tưởng này đi vào thực tế sẽ tác động rất ít đến việc giảm tải ùn tắc giao thông, không thu hút được nhiều người đi.

Mặt khác, nếu áp dụng vào thực tế thì nên áp dụng cho TP. HCM sẽ hợp lý hơn, vì TP. HCM có nhiều các kênh rạch đi vào nội thành, còn ở Hà Nội việc áp dụng chỉ nên mở vào cuối tuần cho người dân đi ngắm cảnh Hồ Tây.

“Người ta có phương tiện đi rồi, xuống đó đi để làm gì, đi như vậy cũng không ngắn hơn bao nhiêu, lại không an toàn bằng đi trên đường bộ. Do đó, tôi cho rằng sự hấp dẫn của tuyến taxi hồ Tây là không cao, nếu áp dụng thì chỉ nên mở cho người dân đi quanh hồ để ngắm cảnh vào cuối tuần”, TS nói.

Còn theo TS Nghiêm Xuân Đạt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Môi trường đô thị và các khu công nghiệp Việt Nam bày tỏ quan điểm với báo chí rằng, những điểm mạnh của các ý tưởng trong cuộc thi này nên được nghiên cứu, áp dụng sao cho tránh lãng phí “chất xám”.

Bên cạnh đó, các ý tưởng cần có lộ trình, giải pháp thực hiện cụ thể…các giải pháp phải được đánh giá một cách khách quan và đa chiều trong các mối quan hệ giữa các nhà khoa học - nhà quản lý - cộng đồng dân cư mới có thể đi vào thực tế có hiệu quả, nếu không sẽ gặp phải những trở ngại và hậu quả rất lớn về sau.

Trước đó, UBND Hà Nội ra quyết định số 6874/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng thi tuyển ý tưởng Phương án tổ chức giao thông và giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn TP. Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Chiều 11/9, Ban tổ chức đã công bố nội dung ý tưởng đoạt 100.000 USD (giải nhì), đơn vị đạt giải nhì là liên danh giữa Viện Quy hoạch đô thị & nông thôn quốc gia và hai đơn vị của Nhật Bản, một trong những đề xuất nhằm chống ùn tắc trên địa bàn TP. Hà Nội là phương án xây dựng tuyến taxi nước trên Hồ Tây.

trao thuong 100000 usd chong un tac giao thong nen trao cho nhung de xuat xung dang Giành giải 100.000 USD với ý tưởng mở tuyến taxi nước Hồ Tây để chống ùn tắc giao thông

Sở GTVT Hà Nội chính thức công bố, ý tưởng mở tuyến taxi nước trên Hồ Tây đã đạt giải nhì trị giá 100.000 USD ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.