Trọng tâm kinh doanh của năm 2020 là quản lí rủi ro

Sau những biến cố trong năm 2020, nhiều doanh nghiệp không thể phủ nhận kĩ năng quản lí rủi ro có tầm quan trọng ngày càng lớn.

2020 chắc chắn sẽ là một năm đáng nhớ đối với toàn thế giới. Trong khi đại dịch Covid-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu trên mọi lĩnh vực, cháy rừng ở Úc vào đầu năm đến núi lửa Taal phun trào ở Philippines, một danh sách dài các cơn bão mạnh và tình trạng bất ổn xã hội lan rộng ở Mỹ cùng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đều làm nổi bật thực tế khó lường của mọi loại biến động dai dẳng, gián đoạn đầy nguy hiểm.

Thực trạng đầy rủi ro khó lường

Mức độ khó lường chưa có dấu hiệu sẽ giảm. Trên thực tế, thậm chí các biến cố chỉ có khả năng tăng lên. Chuyên gia Matthew Bishop của Economist từng phát biểu vào năm 2015: "Trong phần còn lại của thế kỉ này, tốc độ thay đổi sẽ không bao giờ chậm như ngày hôm nay". 

20 năm qua, chúng ta đã chứng kiến bong bóng dot-com tan vỡ, vụ tấn công 11/9 và phong trào khủng bố toàn cầu, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và giờ đây là đại dịch. Các sự kiện bất thường đang dần trở nên bình thường.

Không một cá nhân hay doanh nghiệp nào có thể dự đoán những rủi ro cụ thể nhưng các doanh nghiệp rất cần và nên chuẩn bị cho một tương lai không chắc chắn và đầy biến động như biến đổi khí hậu, cách mạng công nghệ, rủi ro địa chính trị, các mối đe dọa đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và các vấn đề liên quan đến tội phạm mạng, bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư. 

Vì sao quản lí rủi ro là trọng tâm kinh doanh của năm 2020 - Ảnh 1.

Quản lí rủi ro là vấn đề nổi cộm trong giới kinh doanh toàn cầu vào năm 2020. (Ảnh: Getty).

Như chúng ta đã thấy trong thời đại dịch, một số phương thức kinh doanh hiện đại (như toàn cầu hóa và quản hàng tồn kho) đang tạo ra những rủi ro đặc thù. 

Các cơ quan quản trên toàn thế giới cũng đang nỗ lực phát triển và mở rộng phạm vi giải quyết các vấn đề như bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư cùng rửa tiền, tội phạm tài chính, vi phạm lệnh cấm vận thương mại, hối lộ và tham nhũng.

Những biện pháp quản lí rủi ro

Duy trì hoạt động kinh doanh trong môi trường ngày càng biến động và phức tạp đòi hỏi các giải pháp chủ động, toàn diện bao gồm con người, dữ liệu và cơ sở hạ tầng. 

Những doanh nghiệp nên thiết lập định hướng rõ ràng từ cấp cao nhất để toàn bộ công ty dễ dàng áp dụng chiến lược hành động ngay khi thách thức xuất hiện.

Kết hợp quản rủi ro chặt chẽ hơn với hoạt động kinh doanh và văn phòng: Các doanh nghiệp cần phải phản ứng nhanh nhạy với rủi ro ngay khi vấn đề vừa nảy sinh và điều này sẽ rất khó khăn nếu bộ phận quản rủi ro bị tách biệt khỏi khối văn phòng.

Tận dụng đòn bẩy công nghệ: Các công nghệ mới nổi như Machine Learning và trí tuệ nhân tạo cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc xác định các rủi ro cụ thể và phát triển chiến lược phản ứng nhanh. 

Tuy nhiên, đến nay, việc áp dụng công nghệ mới vẫn chưa triệt để trong các lĩnh vực như dữ liệu, phân tích và mô hình hóa. Ngoài các lợi ích dễ thấy, công nghệ hiện đại còn có thể giảm bớt nguồn lực vào các khu vực có rủi ro thấp để giúp các nhà quản tập trung vào các mối đe dọa thực sự với bộ phận quan trọng của doanh nghiệp.

Điều chỉnh chính sách rủi ro với chiến lược kinh doanh: Nhiều thất bại trong quản rủi ro cho thấy chính sách đúng đắn lại được thực hiện bởi các chiến lược sai lầm. 

Quản lí rủi ro cần được tích hợp chặt chẽ với các ban ngành kinh doanh và toàn bộ doanh nghiệp để đạt sự đồng thuận về cách xác định, đo lường, kiểm soát và giảm thiểu. Hợp tác tốt cũng giảm thiểu việc lặp lại sai lầm.

Chủ động, không thụ động hoặc phản ứng thái quá: Các nhà quản rủi ro cần phải làm nhiều hơn là xác định và giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn. Ví dụ, khai thác các nguồn dữ liệu bên ngoài để xác định tín hiệu hoặc chỉ báo sớm về các vấn đề tiềm ẩn trong tương lai là điều hiện nay đang các nhà quản lí đang lơ là. 

Công nghệ có thể biến dữ liệu này thành thông tin chi tiết và nhận diện nhièu mối đe dọa hoặc cơ hội kinh doanh chưa từng thấy trước đây.

Kết luận

Các nhà lãnh đạo có xu hướng dành nhiều thời gian để tích hợp các chức năng mới vào cấu trúc doanh nghiệp sao cho phù hợp. Dù khả năng làm được tất cả mọi thứ là viển vông, những ví dụ trong đại dịch vừa qua đã cho thấy tầm quan trọng và mức độ khả thi của việc quản lí rủi ro toàn diện. 

Doanh nghiệp cần kiểm soát trung tâm, nhưng họ cũng cần cái mà chúng ta gọi là "cảm biến vòng ngoài" để cung cấp đầu vào khách quan từ tuyến đầu và từ bên ngoài doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp trên toàn cầu vẫn đang đối phó với những ảnh hưởng của đại dịch nhưng hầu hết đang bắt đầu lên kế hoạch cho giai đoạn "bình thường mới" sẽ diễn ra trong tương lai. Giai đoạn tiếp theo có thể chưa xuất hiện rủi ro lớn nhưng quản lí tốt các dấu hiệu có thể đẩy nhanh và hình thành phản ứng hiệu quả hơn đối với bất cứ điều gì đang chờ đợi chúng ta ở cấp độ tổ chức và toàn xã hội.

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.