Trừ mua ô tô, mỗi khách hàng được vay tiêu dùng không quá 100 triệu đồng từ 15/3

Công ty tài chính có các hợp đồng cho vay tiêu dùng được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo các hợp đồng đã ký kết cho đến hết thời hạn của hợp đồng. Nhiều tổ chức trước đó sẵn sàng cho cá nhân vay lên tới 500 triệu đồ

Ngân hàng nhà nước mới đây đã ban hành Thông tư số 43/2016/TT-NHNN về các quy định phù hợp với đặc thù hoạt động cho vay tiêu dùng cùa công ty tài chính, bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng, đảm bảo hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển bền vững.

Hai điểm đáng chú ý trong quy định này là việc quy định về giá trị tối đa khoản vay và lãi suất cho vay.

Thông tư quy định về khái niệm cho vay tiêu dùng. Theo đó cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó, bao gồm: mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình; chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hoá, thể dục, thể thao; chi phí sửa chữa nhà ở.

tru mua o to moi khach hang duoc vay tieu dung khong qua 100 trieu dong tu 153

Trong khái niệm này cũng quy định, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính không được vượt quá 100 triệu đồng. Tuy nhiên, mức tổng dư nợ này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật.

Thực tế, nhiều công ty tài chính như FE Credit quy định mức cho vay tiêu dùng tối đa 70 triệu đồng không cần thế chấp. Còn đối với các khoản cho vay ô tô, nhiều ngân hàng sẵn sàng cung cấp khoản vay 500 triệu đồng, kèm theo điều kiện ô tô mua và được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho chính khoản vay.

Thông tư cũng quy định lãi suất cho vay tiêu dùng theo thỏa thuận và mức lãi suất cho vay tiêu dùng quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.

Lãi suất cho vay các công ty tài chính hiện nay gấp từ 2-3 lần lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, nhiều công ty tài chính có lãi suất cho vay tiêu dùng quá cao. Việc quy đổi tỷ lệ % theo tháng sang theo năm được kỳ vọng giúp so sánh lãi suất các khoản vay tiêu dùng với lãi suất ngân hàng, từ đó phần nào hạn chế được hiện tượng công ty tài chính cho vay với lãi suất quá cao.

Thông tư 43 cũng quy định hoạt động cho vay tiêu dùng được thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận giữa công ty tài chính và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. Công ty tài chính phải thực hiện quản lý, giám sát, thống kê hoạt động cho vay tiêu dùng tách bạch với các hoạt động cho vay khác của công ty tài chính. Còn khách hàng vay vốn công ty tài chính phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với công ty tài chính.

Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực từ 15/3/2017.

Theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tới năm 2016, tín dụng tiêu dùng tăng mạnh 39%, chiếm 11,4% tổng tín dụng. Trong đó gần 50% tập trung vào lĩnh vực BĐS.

Thị phần tín dụng tiêu dùng tập trung chủ yếu ở nhóm NHTM (chiếm 90,7%), nhóm CTTC chỉ chiếm 9,3%. Sự chênh lệch lớn về thị phần của hai nhóm là do danh mục cho vay của các NHTM chủ yếu là các mặt hàng có giá trị cao như cho vay mua nhà, mua ô tô. Đối với nhóm các công ty tài chính, phần lớn cho vay tiêu dùng đang tập trung cho chi phí cho hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch.

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.