Trung Quốc cân nhắc lại chiến lược toàn cầu đối với đồng nhân dân tệ

Theo nhận định một số nhà chức trách Trung Quốc, việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ phải tuân theo các nguyên tắc của thị trường. Vai trò của các cơ quan chức năng chủ yếu là việc dỡ bỏ các rào cản chính sách để hướng tới mục đích tự do sử dụng nhân dân tệ.
Trung Quốc cân nhắc lại chiến lược toàn cầu đối với đồng nhân dân tệ - Ảnh 1.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. (Nguồn: CNBC).

Theo Bloomberg, một quan chức cấp cao của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho biết quốc gia này đang xem xét lại chiến lược toàn cầu hóa đồng nhân dân tệ. Đồng thời, lên kế hoạch đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ hơn sau quá trình đánh giá toàn diện.

Ông Zhu Jun, Tổng Giám đốc bộ phận quốc tế của PBoC nhận định: "Việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ phải tuân theo các nguyên tắc thị trường. Vai trò của các cơ quan chức năng chủ yếu tập trung vào việc tháo gỡ những trở ngại về chính sách cho việc sử dụng tự do tiền tệ. Tại thời điểm này, chúng tôi nghĩ rằng tình hình ở cả trong và ngoài Trung Quốc đang gặp phải một vài vấn đề phức tạp".

Vị quan chức này cũng cho biết chính phủ có thể chủ động hơn trong việc hỗ trợ chính sách nhằm tạo điều kiện cho thị trường. Ví dụ, ngân hàng trung ương có thể cải thiện các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương để thúc đẩy thương mại và đầu tư, cố gắng kết hợp các kênh thanh toán bằng nhân dân tệ xuyên biên giới.

Vào đầu tuần trước, tỷ giá đồng nhân dân tệ đã tăng lên mức mạnh nhất trong hơn hai năm, nhờ hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD và đà phục hồi kinh tế của Trung Quốc sau đại dịch. 

Ngoài ra, một yếu tố khác cũng đang tác động là triển vọng về một chiến thắng của Joe Biden trước Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử sắp tới của Mỹ. Cuộc chiến thương mại của Trump với Trung Quốc năm ngoái đã khiến đồng tiền này xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008.

Trong vài năm trở lại, Trung Quốc đã đạt được một số kết quả như thúc đẩy giao dịch nhân dân tệ ra nước ngoài, được IMF chính thức công nhận là đồng tiền dự trữ quốc tế... Dù vậy, nhân dân tệ chỉ chiếm 2% tổng các giao dịch thương mại trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, mặc dù đã dần mở cửa thị trường tài chính của Trung Quốc cho các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn vốn ngoại đổ vào cổ phiếu và trái phiếu đại lục vẫn còn tương đối nhỏ. Tài khoản vốn của quốc gia này vẫn phải tuân theo các qui định khắt khe về việc chuyển giao đồng nhân dân tệ.

Đồng quan điểm, Thống đốc PBoC, ông Yi Gang cho biết việc cải cách cơ chế hình thành tỉ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ và quốc tế hóa tiền tệ nên được thúc đẩy cùng với việc mở cửa ngành tài chính. 

"Việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ nên theo định hướng thị trường. Công việc chính của cơ quan quản lí là giảm các hạn chế đối trong việc giao dịch đồng nhân dân tệ xuyên biên giới, và để nó tự thực hiện vai trò của nó", ông Yi nhận định.

Sự gia tăng căng thẳng giữa Mỹ - Trung sang lĩnh vực tài chính đã tạo ra một động lực mới để thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ trên toàn cầu. Một số quan chức chính phủ bao gồm ông Fang Xinghai, Phó chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc, gần đây đã kêu gọi đẩy nhanh quốc tế hoá nhân dân tệ.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.