Trung Quốc tung bách khoa toàn thư trực tuyến, cạnh tranh Wikipedia

Trung Quốc sẽ ra mắt phiên bản trực tuyến bách khoa toàn thư của nước này vào năm 2018 để cạnh tranh với Wikipedia.
trung quoc tung bach khoa toan thu truc tuyen canh tranh wikipedia
Người dùng mạng ở Trung Quốc hiện nay có thể truy cập vào Wikipedia nhưng một số nội dung bị chặn. Ảnh: BBC

Theo BBC, hơn 20.000 người đã được thuê để làm việc cho dự án tạo “Chinese Wikipedia” (Wikipedia phiên bản Trung Quốc) với khoảng 300.000 mục và 1.000 từ mỗi mục. Dự kiến bách khoa toàn thư phiên bản trực tuyến của Trung Quốc sẽ ra mắt vào năm 2018.

Không giống Wikipedia mở bằng nhiều loại ngôn ngữ trên Internet, bách khoa toàn thư của Trung Quốc dự kiến được tạo bởi các học giả của các trường đại học trực thuộc nhà nước, chứ không phải những người tình nguyện có thể chỉnh sửa thoải mái như Wikipedia. Wikipedia cũng có mặt tại Trung Quốc, nhưng nhiều nội dung bị chặn.

Theo ông Yang Muzhi, người đứng đầu Hiệp hội Phân phối Sách và Tạp chí của Trung Quốc cũng chính là chủ biên của dự án cho hay, bách khoa toàn thư của Trung Quốc “không phải là một cuốn sách mà là mà Vạn Lý Trường Thành trong văn hóa”.

Ông Yang cho rằng Trung Quốc đang đối mặt với áp lực quốc tế trong việc tạo nền tảng riêng nhằm điều hướng “công chúng và xã hội”.

Bách khoa toàn thư của Trung Quốc được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1993 dưới dạng giấy với sự hỗ trợ của các học giả, và phát hành ấn bản thứ hai vào năm 2012.

Tuy nhiên, các nhà phê bình cho biết các công trình do chính phủ tài trợ đã bỏ sót hoặc bóp méo một số mục vì mục đích chính trị.

Ý tưởng cho một phiên bản trực tuyến đã được phê duyệt trong năm 2011, nhưng công việc mới bắt đầu trong vài năm gần đây.

“Chinese Wikipedia” được cho là sẽ cạnh tranh trực tiếp với những công ty nội địa từng tung các bộ bách khoa toàn thư trực tuyến như Baidu và Qihu 360. Và đối thủ lớn nhất của “Chinese Wikipedia” chính là Wikipedia.

chọn
Hình ảnh tiến độ KCN hơn 2.300 tỷ đồng của Ecoland ở Hưng Yên
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 3 được thực hiện tại huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ và huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) có quy mô 159,7 ha với tổng vốn đầu tư là 2.310 đồng.