Trước thềm ĐHCĐ: Eximbank kinh doanh ra sao dưới thời Chủ tịch Lê Minh Quốc?

Hơn nửa nhiệm kì của HĐQT mới đã trôi qua nhưng dấu ấn của Chủ tịch Lê Minh Quốc nói riêng và ban lãnh đạo nói chung tại Eximbank không nhiều, nhất là xét trên khía cạnh kinh doanh.
Trước thềm ĐHCĐ: Eximbank kinh doanh ra sao dưới thời Chủ tịch Lê Minh Quốc? - Ảnh 1.

Eximbank kinh doanh ra sao dưới thời Chủ tịch Lê Minh Quốc?

Tháng 12/2015, đại hội cổ đông (ĐHCĐ) bất thường của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã thống nhất bầu ông Lê Minh Quốc làm Thành viên HĐQT độc lập và sau đó được bầu làm Chủ tịch HĐQT.

Mặc dù còn có những tranh cãi khi kết quả bầu cử này bị "can thiệp" phút chót bởi Phó Chủ tịch cũ Cao Xuân Ninh, và đặc biệt là bà Ngô Thu Thúy - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Âu Lạc (người sau đó trở thành cố vấn cấp cao của Eximbank), nhưng kết quả này cũng khiến nhiều cổ đông kì vọng cục diện ở Eximbank sẽ ổn định hơn.

Tuy vậy, chỉ vài tháng sau, ĐHCĐ thường niên năm 2016 của Eximbank liên tiếp bất thành, do tranh giành quyền lực, đến mức có thời điểm trở nên hỗn loạn. Tình hình dịu đi khá bất ngờ trong ĐHCĐ thường niên năm 2017, khi đa số các tờ trình được thông qua. Sang đại hội năm 2018, "người cũ" của NamABank - bà Lương Thị Cẩm Tú - tham gia HĐQT Eximbank một cách khá "êm xuôi".

Ngày 26/4 tới đây, Eximbank sẽ tổ chức đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2019. Hơn nửa nhiệm kỳ của HĐQT mới đã trôi qua nhưng dấu ấn của Chủ tịch Lê Minh Quốc nói riêng và ban lãnh đạo nói chung tại Eximbank là không nhiều, nhất là xét trên khía cạnh kinh doanh.

Ở mảng kinh doanh cốt lõi là tín dụng, Eximbank đem về 3.082 tỉ đồng thu nhập lãi thuần trong năm 2016, đạt 2.668 tỉ đồng trong năm 2017 và 3.207 tỉ đồng trong năm 2018.

Trong khi đó, năm 2015, mức thu nhập lãi thuần Eximbank đạt được là 3.398 tỉ đồng.

Có thể thấy, ba năm hoạt động dưới quyền chủ tịch mới, kết quả kinh doanh mảng tín dụng của Eximbank so với năm liền trước là kém khả quan.

Xét sâu hơn, biên lợi nhuận gộp mảng tín dụng (thu nhập lãi thuần/thu nhập lãi) của Eximbank giai đoạn 2016 - 2018 giảm rất mạnh so với năm 2015. Cụ thể, nếu như năm 2015, chỉ số này ở mức 40% thì sang năm 2016 giảm còn 37% và đến năm 2017 chỉ còn 30%, rồi hồi phục nhẹ lên 32% trong năm 2018.

Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến kết quả kinh doanh cũng như biên lợi nhuận gộp mảng tín dụng của Eximbank diễn biến kém khả quan trong 3 năm qua, là việc tăng trưởng dư nợ cho vay của ngân hàng trồi sụt rất thất thường.

Thống kê cho thấy, tăng trưởng dư nợ cho vay của Eximbank năm 2016 và năm 2018 chưa đến 3%, trong khi năm 2017 thì lên đến 16,6%. Điều này hàm ý chiến lược cho vay của Eximbank chưa rõ ràng hoặc/và khả năng thực thi kế hoạch kém.

Trước thềm ĐHCĐ: Eximbank kinh doanh ra sao dưới thời Chủ tịch Lê Minh Quốc? - Ảnh 2.

Nguồn: Trích và tính toán từ báo cáo tài chính của Eximbank.

Trở lại với kết quả kinh doanh, có phần trái với mảng tín dụng, các mảng kinh doanh phi tín dụng của Eximbank ghi nhận tăng trưởng khá trong 3 năm qua, nhất là mảng dịch vụ và mảng ngoại hối.

Tựu chung, lợi nhuận thuần trước trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Eximbank giai đoạn 2016 - 2018 lần lượt đạt 1.480 tỉ đồng, 1.622 tỉ đồng và 1.551 tỉ đồng.

Thoạt nhìn thì kết quả năm 2017 và năm 2018 nhỉnh hơn năm 2015 (lợi nhuận thuần 1.495 tỉ đồng), tuy nhiên nếu loại trừ thu nhập bất thường từ hoạt động thoái vốn (chủ yếu là từ thương vụ thoái toàn bộ vốn tại Sacombank) và chi phí dự phòng bất thường, do "bốc hơi" tiền gửi thì năm 2018, lợi nhuận thuần của Eximbank thấp hơn năm 2015 là 73 tỉ đồng, trong khi năm 2017 chỉ nhỉnh hơn 19 tỉ đồng.

Bản thân việc không tạo ra tăng trưởng đã là sự thụt lùi so với các ngân hàng khác. Thế nhưng ở Eximbank, như đã đề cập, kết quả kinh doanh cốt lõi nhiều năm nay thậm chí còn thụt lùi chứ không chỉ đơn thuần là không tạo ra tăng trưởng. Và đây là điểm trừ lớn.

Ở một khía cạnh khác, nếu về lợi nhuận trước thuế, nghĩa là lợi nhuận thuần đã trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, kết quả kinh doanh của Eximbank giai đoạn 2016 - 2018 là vượt trội so với năm 2015.

Tuy nhiên, điều này không hẳn tốt, bởi lợi nhuận thuần giữ xu hướng đi ngang, trong khi lợi nhuận trước thuế vượt trội đồng nghĩa với việc ngân hàng không dồn lực trích lập dự phòng, việc xử lí nợ xấu theo đó sẽ diễn biến chậm.

Ba năm qua, Eximbank mới chỉ xử lí được 1.900 tỉ đồng nợ xấu tại VAMC. Kết thúc năm 2018, lượng nợ xấu tại VAMC vẫn còn tới 3.351 tỉ đồng, chiếm 3,1% tổng dư nợ cho vay.

Tính toán thêm, tỉ lệ nợ xấu thực tế (bao gồm cả nợ xấu nội bảng và nợ xấu tại VAMC) của Eximbank đến hết năm 2018 ở mức 4,9%, cao hơn nhiều ngưỡng qui định 3% của Ngân hàng Nhà nước.

14 nhà băng Việt lọt top 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á: Agribank, SCB, Eximbank được "gọi tên" trở lại14 nhà băng Việt lọt top 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á: Agribank, SCB, Eximbank được 'gọi tên' trở lại Eximbank chưa trả 93 tỉ tiền lãi cho bà Chu Thị BìnhEximbank chưa trả 93 tỉ tiền lãi cho bà Chu Thị Bình Eximbank kháng cáo, bà Chu Thị Bình rút sạch 245 tỉ đồng, tuyên bố chấm dứt quan hệ tín dụngEximbank kháng cáo, bà Chu Thị Bình rút sạch 245 tỉ đồng, tuyên bố chấm dứt quan hệ tín dụng
chọn
ĐHĐCĐ Becamex IJC: Quý đầu năm lãi sau thuế 40 tỷ, sắp mở bán Sunflower II và Prince Town II
Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa tổ chức, lãnh đạo Becamex IJC tiết lộ doanh thu và lãi sau thuế hợp nhất dự kiến quý I đạt 162 tỷ và 40 tỷ đồng. Hiện nay, công ty đang hoàn thiện các thủ tục để đưa vào bán hàng dự án Sunflower II và Prince Town II trong quý III/2024.