TS.BS Y học cổ truyền chia sẻ cách chăm con khỏe mạnh bằng các bài thuốc Đông y

Chăm sóc con khỏe mạnh suốt mùa đông là vấn đề được các bố mẹ quan tâm hàng đầu trong những ngày gần đây.
tsbs y hoc co truyen chia se cach cham con khoe manh suot mua dong khong can khang sinh 'Rèn con nên người cũng giống như rèn búa, rèn gươm'
tsbs y hoc co truyen chia se cach cham con khoe manh suot mua dong khong can khang sinh Những ông bố đồng tính có con sinh đôi: 'Chăm con chỉ là chuyện nhỏ!'

Trong những ngày mùa đông thời tiết thay đổi thất thường, gió lạnh, nắng hanh hay mưa phùn gió bấc khiến con bị dễ ốm do chưa thích nghi kịp với môi trường. Vì thế, bố mẹ cần hiểu hơn về cơ thể của trẻ nhỏ để giúp việc chăm sóc con được tốt hơn.

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với TS.BS Đoàn Văn Minh, Giảng viên, Khoa Y học cổ truyền Đại học Y dược Huế để có thể chăm con được tốt nhất trong những ngày thời tiết thay đổi thất thường này.

tsbs y hoc co truyen chia se cach cham con khoe manh suot mua dong khong can khang sinh
BS Đoàn Văn Minh đã từng tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Y khoa Quảng Tây, Trung Quốc chuyên ngành Y học cổ truyền.

- Chào bác sĩ, hiện tại thời tiết miền Bắc khá thất thường như mưa phùn, nắng hanh, lạnh giá, theo bác sĩ, bố mẹ nên bảo vệ sức khỏe cho con như thế nào để tránh bị các bệnh về đường hô hấp?

Thời tiết khí hậu thay đổi thất thường là một trong những điều kiện thuận lợi phát sinh bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ hoặc mắc các bệnh mạn tính như còi xương, suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài…hoặc sống trong môi trường ẩm thấp, chế độ dinh dưỡng kém, điều kiện sinh hoạt không đảm bảo…

Theo Y học cổ truyền, trẻ em tạng phế vốn bất túc (khả năng chống chịu với môi trường bên ngoài kém), rất dễ cảm phải tà khí lục dâm (phong hàn táo nhiệt là các tà khí chủ yếu) qua đường miệng, mũi, da lông, khiến phế khí mất tuyên thông gây ho. Phế và Tỳ có quan hệ với nhau, bệnh phế cũng ảnh hưởng đến tỳ, công năng tỳ bị rối loạn sinh thấp đàm.

Ho do ngoại cảm thường do phong kết hợp với các tà khí khác, trong đó phần nhiều phong hay hợp với hàn. Các nguyên nhân này thường gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính thể nhẹ.

Do đó để phòng bệnh cho trẻ trong thời tiết thay đổi thất thường, cần lưu ý:

+ Nuôi dưỡng trẻ tốt, dinh dưỡng đầy đủ. Nên bú mẹ hoàn toàn khi trẻ dưới 5 tháng tuổi và càng lâu càng tốt.

+ Tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, uống vitamin A và các nguyên tố vi lượng khác (sắt, kẽm…) theo hướng dẫn.

+ Giữ cho trẻ thoáng mát khi trời nóng, mặc ấm khi trời lạnh.

+ Tránh khói thuốc lá, khói bụi, nơi môi trường ô nhiễm, bệnh tật

+ Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên, chú ý rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ.

+ Khi mắc bệnh có thể giảm ho, đau họng, sốt bằng một số bài thuốc nam an để điều trị hoặc điều trị hỗ trợ cho trẻ.

+ Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ < 3 tuổi, khi chuyển mùa hay mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, trước đó một tháng có thể cho uống các bài thuốc như Ngọc bình phong tán, sâm linh bạch truật tán…để phòng bệnh.

+ Xoa bóp bấm huyệt cho trẻ cũng có tác dụng phòng và chữa bệnh.

- Các mẹ thường mách nhau cách tắm gừng, xoa dầu tràm hay tắm các loại lá giúp cơ thể con tránh các bệnh đường hô hấp, theo bác sĩ việc làm này có đúng không?

Tắm gừng hay tắm các loại lá không có ý nghĩa gì trong phòng trị bệnh đường hô hấp, thậm chí có thể gây kích ứng cho da của trẻ.

Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, nuôi dưỡng trẻ tốt, giữ gìn vệ sinh, làm thông thoáng đường hô hấp cho trẻ và xoa dầu tràm đúng cách là điều nên làm để phòng trị các bệnh đường hô hấp.

tsbs y hoc co truyen chia se cach cham con khoe manh suot mua dong khong can khang sinh
Xoa dầu tràm đúng cách giúp con khỏe mạnh hơn. (Ảnh: Tinygentleasians)

- Theo kinh nghiệm thực tế, bố mẹ nuôi con thường gặp sai lầm gì trong việc chăm sóc khiến con dễ bị ốm khi thời tiết thay đổi?

+ Về thói quen ăn uống: Ăn uống quá nhiều đồ béo, ngọt, sống, lạnh sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ, từ đó làm cho giảm khả năng chống chịu của cơ thể khi thời tiết thay đổi nên dễ mắc bệnh.

+ Không biết cách giữ cho trẻ thoáng mát khi trời nóng, mặc ấm khi trời lạnh, để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bệnh tật…

+ Khi trẻ mắc bệnh thì chăm sóc không đúng cách, lạm dụng thuốc kháng sinh, uống các loại thuốc không phù hợp với thể bệnh…không chú ý đến vệ sinh răng miệng, đường hô hấp cho trẻ…

- Khi bé bị viêm họng, bố mẹ nên dùng các bài thuốc dân gian gì giúp làm dịu họng và chóng khỏi bệnh?

Viêm họng là một bệnh của đường hô hấp trên, do các vi khuẩn thường có ở họng, chúng chỉ gây ra viêm họng khi có nhiều vi khuẩn tập trung vào họng hoặc là niêm mạc họng yếu đi do bị cảm lạnh.

Bố mẹ cần phải cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đặc hiệu và được hướng dẫn cách chăm sóc phù hợp cho trẻ.

Một số bài thuốc dân gian có thể sử dụng để giảm ho, đau họng như sau:

1. Viêm họng thể nhẹ: Các triệu chứng toàn thân nhẹ, không sốt hoặc sốt nhẹ, ho nhẹ, trong họng hơi vướng mà không đau, hoặc có đau nhẹ.

- Bài 1: + Lá chua me đất 30g + Muối 5g. Hai thứ nhai và nuốt từ từ.

- Bài 2: + Lá húng chanh 2-3 lá rửa sạch ngậm và nuốt nước

- Bài 3: + Sài đất 50g rửa sạch giã nát lấy nước uống.

2. Viêm họng thể nặng:

Biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu như: Bệnh phát mau chóng, sốt cao và đột ngột, tiếng không trong, ho tiếng nặng, trong họng có tiếng như kéo cưa, chân tay hơi lạnh, họng đỏ không có màng trắng, rêu lưỡi dày đục, chất lưỡi đỏ...

Bài 1: Sơn đậu căn 8g, Rễ cây rẽ quạt 8g, Cam thảo dây: 6g, Sài đất: 20g. Nước 400ml sắc lấy 150ml, mỗi lần cho uống 1-2 thìa cà phê. Cách 20-30 phút lại cho uống.

Bài 2: Cây chó đẻ răng cưa rửa sạch nhai với 1 ít muối, nuốt nước dần, hoặc giã với ít muối vắt nước uống từ từ, bã đắp ở cổ.

tsbs y hoc co truyen chia se cach cham con khoe manh suot mua dong khong can khang sinh
Khi trẻ bị ốm có thể áp dụng các bài thuốc Y học cổ truyền. (Ảnh Pinterest)

- Khi bé bị ho nhiều, đặc biệt là ho về đêm thì nên uống gì hay làm gì để giúp con giảm cơn ho?

Khi trẻ bị ho nhiều, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị đặc hiệu và được hướng dẫn chăm sóc cho trẻ.

Y học cổ truyền phân loại chứng ho chủ yếu do ngoại cảm và nội thương ảnh hưởng đến tạng phế gây ra. Tuy nhiên ho còn có thể do tạng phủ khác, không phải chỉ riêng ở Phế.

Dưới đây chỉ trình bày cách chữa ho do ngoại cảm thể phong hàn, phong nhiệt, phong táo.

1. Thể phong hàn: thường là ho và cảm lạnh do virus thường phát sau khi gặp lạnh, thường vào mùa đông xuân.

* Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi có thể dùng:

Bài 1: Cánh hoa hồng bạch (7 cánh ở trẻ trai, 9 cánh ở trẻ gái), Đường phèn: 1 thìa cà phê. Hấp chín, uống dần trong ngày. Có thể thay bằng 3-4 lá Húng chanh hoặc 5-6 lá Hẹ

Bài 2: Mật ong/ Đường phèn 1 thìa cà phê. Hấp cách thủy uống dần.

* Trẻ lớn hơn có thể dùng:

Bài 3: Nước gừng: 1 thìa, Nước chanh 3 thìa, Mật ong 1 thìa, Nước nóng: nữa cốc. Nhấp hỗn hợp này từng ngụm nhỏ, ngày 3 lần, có thể kết hợp uống một cốc sữa nóng, sẽ giảm ho và đau họng nhanh chóng.

Bài 4: Lá tử tô 12g, lá hẹ 12g, lá xương sông 12g, kinh giới 8g, gừng tươi 8g. Các vị rửa sạch cho vào ấm, đổ 400ml nước sắc còn ½ lọc trong.

Người lớn chia 2 lần uống vào lúc no. Trẻ em tùy tuổi chia làm 3-4 lần uống.

2. Thể phong nhiệt: Thường do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính thể vừa do vi khuẩn.

Bài 1: Lê 1 quả, ép hoặc xay nhuyễn, pha ít đường uống dần trong ngày. Chữa ho đờm vàng đặc khó khạc.

Bài 2: Diếp cá 1 nắm giã nhuyễn, Nước vo gạo mới đặc 1 bát. Đun sôi nhỏ lửa 20 phút, lọc uống sau ăn 1giờ. Uống 2-3 lần/ngày, có thể cho thêm đường. Chữa ho và hạ sốt rất tốt.

Bài 3: Lá dâu 12g, bạc hà 8g, cúc hoa 8g rễ chanh sao vàng: 8g, rau má 12g, lá hẹ 8g. Các vị rửa sạch cho vào ấm, đổ 400ml nước sắc còn ½ lọc trong.

Người lớn chia 2 lần uống vào lúc no. Trẻ em tùy tuổi chia làm 3-4 lần uống.

3. Thể phong táo: nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính thể nhẹ, thường phát vào mùa thu.

Bài 1: Rễ dâu 12g (cạo hết vỏ vàng, rửa sạch, bỏ lõi sao vàng), Mạch môn (sao vàng) 12g, Lá tre 8g, Lá hẹ 8g. Các vị cho vào ấm đổ 300ml sắc lấy ½ lọc trong. Trẻ em tùy tuổi chia 2-3 lần uống. Có thể tán thô ngâm vào phích mà uống

Bài 2: Hoa hòe (sao vàng) 20g, vỏ rễ dâu (cạo vỏ tẩm mật sao), ô mai 2 quả, quả dành dành (sao với đồng tiện) 12g. Các vị rửa sạch cho vào ấm, đổ 400ml nước sắc còn ½. Trẻ em tùy tuổi chia làm 2-3 lần uống. Có thể tán thô ngâm vào phích mà uống.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là bệnh hay gặp. Tùy theo mức độ bệnh, Y học cổ truyền và một số phương pháp dân gian có thể tham gia điều trị ở các mức độ khác nhau, từ điều trị, hỗ trợ đến bổ trợ. Vận dụng đúng khả năng điều trị của Y học cổ truyền và một số phương pháp dân gian sẽ giúp đạt kết quả tốt nhất.

- Cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian chia sẻ kiến thức hữu ích với chuyên mục.

Trong bài có sử dụng tài liệu tham khảo sau:

1. Nhi khoa Y học cổ truyền- Khoa Y học cổ truyền Đại học Y hà Nội- Nhà xuất bản Y học 2017.

2. Thuốc nam và châm cứu- Viện Đông Y- Nhà xuất bản Y học và thể dục thể thao 1968.

tsbs y hoc co truyen chia se cach cham con khoe manh suot mua dong khong can khang sinh Đừng bao giờ giao con - tài sản quý nhất đời mình cho người lạ

Không ai chăm con tốt bằng mẹ, vì thế đừng bao giờ giao con – tài sản quý nhất đời mình cho người lạ.

tsbs y hoc co truyen chia se cach cham con khoe manh suot mua dong khong can khang sinh Vụ bé gái 5 tuổi khóc thảm thiết mỗi khi bị bà lão 'dạy dỗ': Cha ruột của bé mong được chăm con

Người cha lo lắng khi nghe những thông tin về việc con gái 5 tuổi bị đánh khi sống nhờ ở nhà người tình của ...

chọn
Bất động sản tuần qua (3/11 - 9/11): Nhiều dự báo về thị trường tại VIF 2025, Đông Anh sẽ có thêm loạt khu đô thị mới
Nhiều dự báo về thị trường BĐS được đưa ra tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025, đất đấu giá Hoài Đức hơn 103 triệu/m2, Đông Anh sẽ có thêm loạt khu đô thị mới... là những thông tin thị trường và dự án nổi bật tuần qua.