TT Trump và cuộc chiến 'một mất một còn' với báo chí Mỹ

Căng thẳng giữa tân tổng thống với báo chí đang leo thang và có thể sẽ còn kéo dài. Đó là một mối quan hệ rất khó để có thể hàn gắn.

Trong ngày đầu của nhiệm kỳ, Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông đang có “một cuộc chiến” với truyền thông. Ông gọi các nhà báo là “những người trong số những kẻ kém trung thực nhất trên Trái Đất” và cáo buộc các phóng viên đã làm rạn nứt quan hệ giữa ông với cơ quan tình báo quốc gia.

Theo New York Times, cuộc chiến này gợi nhắc đến thời ông Trump xuất hiện dày đặc trên các tờ báo lá cải ở New York bằng những câu chuyện của riêng mình. Tuy nhiên, nhà tài phiệt bất động sản giờ không còn ở Manhattan nữa.

Tổng thống Trump vấp phải ‘bẫy’ truyền thông

Sau khi trở thành tổng thống với phong cách riêng và những quy tắc không giống ai, ông đã vấp phải cái bẫy thường thấy ở Washington khi tin rằng mình có thể làm chủ quân đoàn báo chí chính trị bằng cách gắn chặt họ với chính phủ và các cơ quan hành pháp.

Thay vào đó, Tổng thống Trump thấy ngộp thở và tức giận vì thông tin rò rỉ và những lời chỉ trích mà ông từng cho là có thể chế ngự. Giờ đây, Stephen Bannon, chiến lược gia trưởng của ông, lại khiến căng thẳng với báo chí leo thang khi gọi họ là “kẻ thù của nhân dân Mỹ”.

Tân tổng thống cũng tuyên bố không tham dự tiệc thường niên với các phóng viên tại Nhà Trắng. “Tôi sẽ không tham dự bữa tối của Hiệp hội Phóng viên Nhà Trắng năm nay. Xin chúc mọi người sức khỏe và có một buổi tối tuyệt vời!”, ông viết trên Twitter.

tt trump va cuoc chien mot mat mot con voi bao chi my
Tổng thống Donald Trump phát biểu tại trụ sở CIA ở Virginia ngày 21/1. Ảnh: Getty.

Trên cương vị mới, tỷ phú New York không còn có thể thoải mái với báo chí như nhiều năm trước đây.

“New York vô cùng căng thẳng và cạnh tranh nhưng nó thực sự là cái ao nhỏ hơn nhiều so với Washington, nơi bạn có thể tiếp cận với nhiều nhân vật và nhiều nguồn tin hơn”, Howard Wolfson, cựu cố vấn của Thị trưởng New York Michael Bloomberg và chiến dịch tranh cử năm 2008 của Hillary Clinton, trả lời trên New York Times.

“Ở New York, người ta có thể thiết lập và quản lý các mối quan hệ trong một cộng đồng nhỏ hơn. Còn ở Washington, mọi việc phức tạp hơn nhiều”, ông nói.

Doanh nhân Trump có lẽ chỉ mang lại những chuyện vặt cho báo lá cải trong khi Tổng thống Trump phải đối mặt hàng ngày với những vấn đề hệ trọng như an ninh và thịnh vượng của đất nước. Đây chính là lĩnh vực mà các cơ quan báo chí có nhiệm vụ tường thuật trung thực và khách quan.

Tâm trạng của Trump khi ở Washington có vẻ ngày càng nặng nề. Tuần qua, cùng với Bannon và Spicer, ông đã tiến hành chiến dịch chống lại báo chí quyết liệt nhất tại Nhà Trắng kể từ nhiệm kỳ thứ 2 của Richard Nixon.

“Cứ như thể chúng ta đang quay lại thời của Nixon vậy”, George Rush, cây bút ở New York từng tường thuật về nhiều năm về Trump, cho biết. “Tôi chỉ cho rằng đáng lẽ ông ấy phải dày dạn hơn kia”.

Cơn giận kéo dài của tân tổng thống

Tấn công các phương tiện truyền thông vốn bị cử tri Cộng hòa đánh giá thấp chỉ là vấn đề ngắn hạn. Tuy nhiên, cơn giận dữ của ông Trump lại không có vẻ giả tạo chút nào.

Theo một số trợ lý tại Nhà Trắng, ông thường xem truyền hình cáp vào buổi tối và cổ xúy các trợ lý như Spicer và cố vấn chính sách Stephen Miller cần phải cứng rắn hơn.

Sự tức giận của Trump được thôi thúc bởi niềm tin rằng ông vẫn có thể tạo dựng và điều hướng những câu chuyện trên báo chí. Ông từng có thể dễ dàng thực hiện điều này khi điều hành kinh doanh với đội ngũ luật sư nhiệt tình yêu cầu gần như tất cả những người có liên quan ký thỏa thuận không tiết lộ thông tin.

Lần đầu tiên trong đời, ông Trump trở thành người thuộc biên chế nhà nước và phải chịu bó buộc bởi vô số luật lệ và quy tắc.

Ở một mức độ nào đó, các cuộc đụng độ giữa tổng thống với báo chí là không thể tránh khỏi. Trả lời trên Boston Globe, Thomas Patterson, giảng viên về chính phủ và báo chí tại Trường Harvard Kennedy, cho biết lịch sử đối đầu của các tổng thống Mỹ với báo chí thường khá khốc liệt.

tt trump va cuoc chien mot mat mot con voi bao chi my
Thư ký báo chí Sean Spicer trả lời câu hỏi của các phóng viên tại Nhà Trắng hôm 24/2. Ảnh: AP.

George Washington cho rằng ông bị đối xử bất công trên báo chí. Ngay cả Thomas Jefferson, người từng ca ngợi báo chí là công cụ lớn nhất đối với việc bảo vệ tự do, cũng thay đổi quan điểm khi bắt đầu nhiệm kỳ, Patterson cho biết.

“Tổng thống gần như luôn cảm thấy ‘Thông điệp của tôi không được truyền đạt như mong muốn, tôi làm được nhiều hơn những gì báo chí nói, họ chỉ trích tôi vì những chuyện nhỏ nhặt’”, ông nói. “Những chuyện như vậy là bình thường trong nhiệm kỳ tổng thống”.

Gần đây nhất, Sean Spicer, thư ký báo chí của Trump, đã cấm các hãng tin lớn bao gồm New York Times, CNNPolitico tham dự buổi trả lời phỏng vấn thay cho họp báo tại Nhà Trắng hôm 24/2.

Theo CNN, điều này gợi nhớ tới vụ việc năm 2009 khi Nhà Trắng dưới thời ông Obama đã tìm cách loại Fox News khỏi cuộc phỏng vấn với quan chức chính quyền mới được bổ nhiệm, ông Kenneth Feinberg.

ABC, CBS, CNNNBC đã phản ứng lại bằng cách từ chối tiến hành cuộc phỏng vấn dự kiến nếu Fox News không được tham dự.

Quan hệ yêu ghét với báo chí

Bắt đầu từ chiến dịch tranh cử, cuộc chiến của Trump với báo chí có thể sẽ còn kéo dài. Sau khi Trump đắc cử, Bannon tuyên bố trên New York Times: “Truyền thông ở đây là đảng đối lập. Họ không hiểu về đất nước này và họ vẫn không hiểu vì sao Donald Trump lại trở thành tổng thống Mỹ”.

Kể từ đó, mọi thứ bắt đầu chuyển biến xấu đi. Tuần trước, Nhà Trắng đã tìm cách phòng thủ sau hàng loạt sai lầm và những câu chuyện bị rò rỉ bằng việc nhắm vào báo chí như kẻ thù.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ hôm 24/2, ông Trump đã dành 10 phút để chỉ trích “tin tức giả” và được các tín hữu bảo thủ ủng hộ nhiệt liệt.

“Tôi chống lại những người tạo ra các câu chuyện và các nguồn tin. Họ không nên sử dụng nguồn tin nếu không nêu tên người đưa tin. Hãy viết ra tên của họ. Hãy để họ nói thẳng vào mặt tôi đây này”, ông nói.

Theo Times, dù thống trị trên mạng xã hội, ông Trump dường như vẫn giữ cái nhìn lỗi thời về báo chí. Ông thường yêu cầu nhân viên in các bài báo trên mạng để đọc trong ngày. Spicer thường mang các bài báo này tới phòng Bầu dục vào cuối ngày cùng chiếc bút đánh dấu. Ông Trump đọc các dòng tiêu đề và ghi nhớ chúng.

Theo dõi sự hiện diện của mình trên báo chí có thể là thói quen khó bỏ của Trump từ trước. Năm ngoái, tổng thống tương lai đã tự hào khoe phòng họp lấp đầy các tờ báo và tạp chí có hình chân dung của ông.

Các ấn phẩm được sưu tầm rất đa dạng, bao gồm từ Wall Street Journal đến Hollywood Reporter, New WeekTime. Các ấn bản của Playboy, TV Guide Variety cũng được đóng khung treo trên tường.

“Ông ấy yêu báo chí, ông ấy sống vì nó”, Howard Stern, người từng nhiều lần phỏng vấn Trump, nhận xét. Stern cho rằng việc trở thành tổng thống bởi vậy sẽ không phải là một trải nghiệm lành mạnh đối với ông Trump.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.