Từ chuyện thưởng tiền cho học sinh điểm cao: 'Coi trọng đồng tiền không xấu nhưng đừng để trẻ học chỉ vì tiền'

Theo TS. Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội),việc giáo viên thưởng tiền cho học sinh đạt điểm cao có thể khiến các em có động lực học chỉ là vì tiền bạc, không phải học cho chính mình.
tu chuyen thuong tien cho hoc sinh diem cao coi trong dong tien khong xau nhung dung de cac em hoc chi vi tien Đưa bảng điểm của con lên mạng: Phải viết 'captions' hợp lý để không tạo áp lực cho con?
tu chuyen thuong tien cho hoc sinh diem cao coi trong dong tien khong xau nhung dung de cac em hoc chi vi tien Đưa ảnh giấy khen, bảng điểm của trẻ lên mạng là... bệnh thành tích của bố mẹ

Mới đây, clip một cô giáo ở TP Hồ Chí Minh “thưởng nóng” cho những học sinh có bài kiểm tra đạt từ 6,5 trở lên thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, hơn nghìn lượt bình luận và chia sẻ.

Theo đó, sau lời tuyên bố “Bạn nào có bài kiểm tra 6 điểm rưỡi trở lên, 2 chục ngàn một bài, lên xếp hàng”, nhiều học sinh đứng trên bục giảng để “lĩnh” tiền thưởng của cô.

Sau khi xem clip, nhiều người tỏ ra thích thú, ủng hộ hành động của giáo viên trong clip. Họ cho rằng, hành động này của cô giáo này sẽ giúp học sinh hứng thú và tiến bộ hơn trong học tập.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác cho rằng, giáo viên không nên áp dụng việc thưởng tiền cho học sinh vì có thể tạo cho các em tâm lý "học chỉ vì tiền".

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Vũ Thu Hương, Giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội.

Điểm số không đại diện cho một con người

TS Vũ Thu Hương cho rằng: "Học tập là việc của các con và các con phải nhận thức được trách nhiệm ấy. Hành động của cô giáo trong clip là không đúng, bởi nó có thể khiến cho học sinh coi học để lấy điểm cao hơn mà thôi. Điểm số không phải đại diện cho một con người. Quan trọng là người học tích lũy được kiến thức, kỹ năng gì, từ đó hình thành nên nhân cách mỗi con người.”

tu chuyen thuong tien cho hoc sinh diem cao coi trong dong tien khong xau nhung dung de cac em hoc chi vi tien
TS Vũ Thu Hương. Ảnh: NVCC.

Nữ tiến sĩ lấy ví dụ có những học sinh luôn luôn được điểm cao, điểm 9 điểm 10 liên tục nhưng do được cưng chiều quá mức nên có những hành vi không đúng, gây ức chế với giáo viên. Ngược lại, có những em điểm số không cao lắm, rất thấp chẳng hạn nhưng bạn có những việc làm tốt trong cuộc sống thì là hành động đó rất đáng quý và đáng được hoan nghênh.

“Vấn đề ở đây cô giáo có thể quan tâm quá đến điểm số mà quên mất đi cảm giác của các học sinh. Cô có thể khiến các học sinh có động lực học chỉ vì tiền bạc, không phải là học cho mình. Trong thời kỳ chiến tranh hoặc khi sống trong gia đình quá nghèo khó, vất vả thì đôi khi có người lại không được học. Do đó, các bạn nhỏ cần biết trân trọng những quyền lợi mà mình đang có”, TS Hương chia sẻ thêm.

Người lớn cần cẩn trọng hơn với từng hành động

Cũng theo TS. Hương, trẻ em rất thơ ngây và không nhận thức rõ tất cả vấn đề. Từ một hành động rất nhỏ của người lớn có thể khiến trẻ em nhận thức sai về vấn đề. Ví dụ cô giáo trong clip thưởng 1,2 lần như thế nữa thôi cũng khiến cho học sinh nghĩ rằng mình học cho cô giáo, mình học cho bố mẹ, mình học để lấy tiền chứ không phải mình học vì mình.

Do đó, giáo viên và các bậc cha mẹ cần lưu tâm đến từng hành động, cử chỉ của bản thân, từ những việc nhỏ nhất.

Về việc coi trọng đồng tiền ở trẻ, TS. Vũ Thu Hương nhấn mạnh quan điểm đó không hề xấu. Quan trọng là trẻ có sử dụng đồng tiền vào mục đích xấu hay là không. Ví dụ, bạn sử dụng vào mục đích rất tốt và thực sự là ham thích kiếm tiền thì không có gì để phản đối cả. Bởi những người kiếm nhiều tiền là người đóng góp rất nhiều cho cuộc sống, cho xã hội.

Hãy tưởng tượng là khi người ta kiếm được nhiều tiền thì họ đã phải làm việc rất chăm chỉ và cật lực. Tất nhiên là trừ những trường hợp làm việc không trong khuôn khổ pháp luật.

Giải pháp nào để khuyến khích học sinh hứng thú trong học tập?

Theo TS. Vũ Thu Hương, có rất nhiều cách để học sinh nhiệt tình phát biểu và chăm chú nghe giảng. Ngoài những bài giảng theo mẫu theo sách giáo khoa, các cô có thể tạo ra những nhóm học tập tìm hiểu những kiến thức giống như thế nhưng ở các tài liệu khác, giống như ở trong thư viện, ở ngoài thực địa.

Trong bài tìm hiểu về thực vật mà học sinh được ra ngoài ngắm nghía chính các cây phát triển như thế nào thì các bạn ấy chắc chắn sẽ hào hứng hơn rất nhiều khi các bạn ngồi một chỗ.

Hay cùng một khái niệm nhưng các bạn sẽ phát hiện có vô vàn các cuốn sách khác nhau viết về khái niệm ấy. Chẳng hạn với khái niệm tôn giáo, một nhà triết học sẽ có sự giải thích khác với một nhà địa lý. Khi đó trẻ sẽ hình thành tư duy phản biên, phân tích, các em sẽ có những góc nhìn rất đa dạng.

Một biện pháp khác, đối với các bạn học trong khá trong lớp, thầy cô có thể cho các bạn dạy thay trong tiết ôn tập. Đó như là những phần thưởng nho nhỏ cho các bạn có nỗ lực, cố gắng nhất định trong tuần.

Như vậy các bạn sẽ một phần hiểu được được thầy cô giáo vất vả như thế nào, cần phải học như thế nào để đi dạy cho người khác. Học trò nào cũng muốn được đứng lên bục giảng để giảng bài cho các bạn khác. Điều đó cũng sẽ tạo động lực học tập các bạn.

"Có rất nhiều biện pháp để thôi thúc tinh thần ham học hỏi của học sinh chứ không phải là cách thưởng tiền như cô giáo trong clip đã làm.

Ngày xưa khi tôi học Hóa, tôi thắc mắc rằng không tìm thấy chất hóa học thầy cô đã dạy trong cuộc sống. Nhưng khi tôi chuyển sang hóa hữu cơ, tôi lại thấy nó rất sát với đời thường. Như C2H5OH là hợp chất hữu cơ dễ cháy, không màu, là một trong các rượu thông thường có trong thành phần của đồ uống có cồn.

Nếu như thầy cô kéo được những cái điều thực tiễn vào trong bài giảng thì lúc ấy các bạn sẽ hào hứng hơn rất nhiều”, TS. Vũ Thu Hương bày tỏ quan điểm.

tu chuyen thuong tien cho hoc sinh diem cao coi trong dong tien khong xau nhung dung de cac em hoc chi vi tien Dân mạng xôn xao clip cô giáo thưởng 20 nghìn cho học sinh đạt trên 6,5 điểm kiểm tra

Mới đây, clip cô giáo dạy toán Dư Thị Lan Hương (TP Hồ Chí Minh) “thưởng nóng” cho những học sinh có bài kiểm tra ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.