Uỷ ban Quản lí vốn Nhà nước nhận nhiệm vụ 'cứu' 12 dự án yếu kém của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đã bàn giao vai trò thường trực và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo của Chính phủ xử lí 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả về Ủy ban Quản lí vốn Nhà nước. Đại diện Uỷ ban cho biết đây là một nhiệm vụ nặng nề.

12 dự án yếu kém của Bộ Công Thương về Uỷ ban Quản lí vốn Nhà nước

Hôm nay (9/7), Bộ Công Thương đã bàn giao vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo của Chính phủ xử lí 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương cho Ủy ban Quản lí vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Uỷ ban).

Việc bàn giao này được thực hiện theo quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo của Thủ tướng, nhằm tạo điều kiện để Uỷ ban thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các tập đoàn, tổng công ty hoạt động không hiệu quả. Đồng thời, tạo thuận lợi trong phối hợp giữa Uỷ ban với Bộ Công Thương cùng các Bộ ngành trong việc tiếp tục xử lí các dự án yếu kém.

gangtheptn7-anhnguyenkhanh-1481350331-1520270479254826908260

Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên chưa giải quyết được tranh chấp hợp đồng EPC. (Ảnh: Tuổi Trẻ).

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết 12 dự án yếu kém này đã có nhiều khởi sắc, một số dự án bước đầu thuận lợi. Tuy nhiên, về lâu dài vẫn còn nhiều nặng nề do vướng tranh chấp pháp lí giữa nhà thầu với nhà đầu tư nước ngoài ở hợp đồng EPC… 

Người đứng đầu ngành công thương cho biết sẽ tiếp tục phối hợp xử lí những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ khi đã bàn giao vai trò cho Uỷ ban quản lí vốn Nhà nước.

Chủ tịch Uỷ ban Quản lí vốn Nhà nước Nguyễn Hoàng Anh cho rằng việc tiếp nhận 12 dự án yếu kém này của ngành công thương là rất nặng nề.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, vấn đề là phải xác định vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các tập đoàn, tổng công ty có dự án yếu kém để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu, lãnh đạo. Tuy nhiên, ông cho biết sẽ phối hợp với Bộ Công Thương trong việc quản lí các dự án này.

Thực trạng 12 dự án yếu kém sau một thời gian được "cứu"

Tại buổi bàn giao, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ Công Thương) - ông Nguyễn Duy Hưng, cũng đã cập nhật tình hình 12 dự án yếu kém được bàn giao về Uỷ ban Quản lí vốn Nhà nước.

1. Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 Hải Phòng: đang được đề xuất đưa ra khỏi "danh sách đen" 12 dự án yếu kém, khi bước đầu kinh doanh có lãi sau thời gian dài thua lỗ.

2. Nhà máy thép Việt Trung: đang được đề xuất đưa ra khởi danh sách 12 dự án yếu kém, vì bước đầu cũng đã kinh doanh có lãi sau thời gian dài thua lỗ.

3. Nhà máy đạm Hà Bắc: đang ổn định sản xuất.

4. Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 Lào Cai: đang ổn định sản xuất.

5. Nhà máy đạm Ninh Bình: đang ổn định sản xuất.

6. Công ty DQS: đang ổn định sản xuất.

7. Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ: đã vận hành trở lại, trước đây từng bị dừng sản xuất kinh doanh.

8. Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi: đã vận hành trở lại, trước đây từng bị dừng sản xuất kinh doanh.

9. Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước: chuẩn bị vận hành trở lại, trước đây từng bị dừng sản xuất kinh doanh.

10. Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam: đã hoàn thành định giá lại, chuẩn bị trình Bộ Công Thương phương án bán đấu giá theo quy định.

11. Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ: đang tiếp tục gặp khó khăn do các cổ đông không góp thêm vốn để triển khai dự án.

12. Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên: chưa giải quyết được tranh chấp hợp đồng EPC.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.