Vải địa kỹ thuật rách toạc ở vòng xoay cao tốc 34.500 tỉ

Sau những cơn mưa lớn, vòng xoay Dung Quất nối với cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi bị sạt lở tan hoang khiến lớp vải địa kỹ thuật bị xé toạc như giẻ rách.

Dân nói gì khi vòng xoay cao tốc 34.500 tỷ mới làm đã sạt lở Người dân huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) bức xúc vì nhà thầu mới làm vòng xoay Dung Quất nối với cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã sạt lở, vải địa kỹ thuật rách tả tơi.

Vải địa kỹ thuật rách toạc ở vòng xoay cao tốc 34.500 tỉ - Ảnh 1.

Sau một năm chờ xử lý sụt lún quá thiết kế, vòng xoay Dung Quất chưa thể kết nối với cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Vải địa kỹ thuật rách toạc ở vòng xoay cao tốc 34.500 tỉ - Ảnh 2.

Điểm sạt trượt lớn ở vòng xoay Dung Quất phía tây tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đoạn qua xã Bình Nguyên (huyện Bình Sơn).

Vải địa kỹ thuật rách toạc ở vòng xoay cao tốc 34.500 tỉ - Ảnh 3.

Ông Trần Thành (ngụ xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn) cho hay công trình thi công dở dang nên nước mưa từ trên cao chảy xuống khiến bờ đất ở vòng xoay này bị xói lở, có nơi sâu hơn 2 m, kéo dài hơn 60 m.

Vải địa kỹ thuật rách toạc ở vòng xoay cao tốc 34.500 tỉ - Ảnh 4.

Chiều 21/11, nhiều người dân xã Bình Nguyên (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) phát hiện giẻ rách, gỗ mục và đá dăm các loại xuất hiện dày đặc tại các điểm sạt lở ở công trình này. "Tham gia xây dựng nhiều công trình, tôi chưa thấy nơi nào mà nhà thầu làm ẩu như thế này. Cả năm qua, họ chỉ đổ đất cát xử lý lún sơ sài. Trong khi nhà thầu không trả lương, người lao động loay hoay tìm việc khác mưu sinh", ông Thành nói.

Vải địa kỹ thuật rách toạc ở vòng xoay cao tốc 34.500 tỉ - Ảnh 5.

Cùng Zing.vn thị sát công trường, ông Lê Văn Tuấn, kỹ sư xây dựng tại Quảng Ngãi, nhận định kết cấu "áo đường" ở công trình này chưa chuẩn. Khâu nghiệm thu vật liệu đầu vào và quá trình giám sát, lu lèn có vấn đề. Nhiều điểm sạt lở lộ nhiều cây mục, vải địa kỹ thuật tả tơi.

Vải địa kỹ thuật rách toạc ở vòng xoay cao tốc 34.500 tỉ - Ảnh 6.

Mảnh vải địa kỹ thuật bị rách lòi ra tại những điểm sạt lở ở vòng xoay nối với cao tốc. Theo ông Tuấn, vải địa kỹ thuật được sử dụng lót trong nền đất, có khả năng phân cách, lọc, gia cường và thoát nước để bảo vệ công trình. Loại vải này thường được sản xuất từ chất liệu polypropylene hoặc polyester, được sử dụng nhiều trong công trình thủy lợi, giao thông, môi trường.

Vải địa kỹ thuật rách toạc ở vòng xoay cao tốc 34.500 tỉ - Ảnh 7.

"Về nguyên tắc, vải địa kỹ thuật là màng lọc nên nhà thầu thi công phải phủ toàn bộ nền đường, không được để rách. Nhiều khả năng trong quá trình thi công, nhà thầu sử dụng đất đồi không đạt chuẩn, đất đá dồn cục khiến vải địa kỹ thuật bị xê dịch, nền đường mất ổn định. Mưa lớn kéo dài khiến cho công trình nơi đây bị sạt trượt, vải địa kỹ thuật bị bung ra rách nát", ông Tuấn phân tích.

Vải địa kỹ thuật rách toạc ở vòng xoay cao tốc 34.500 tỉ - Ảnh 8.

"Nếu để gạch đá trong vật liệu đất đồi thì quá trình lu lèn địa chất sẽ không đồng nhất. Ngoài ra, tạp chất lẫn trong kết cấu áo đường lâu ngày sẽ mục nát, phân hủy, tạo lỗ rỗng gây hiện tượng sụt lún, hư hỏng công trình", vị kỹ sư phân tích.

Vải địa kỹ thuật rách toạc ở vòng xoay cao tốc 34.500 tỉ - Ảnh 9.

Điểm sạt lở cuốn theo bùn đất đỏ, lấp cả miệng cống thoát nước bên dưới. Ông Hoàng Việt Hưng, Giám đốc Ban quản lý dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cho biết do thiếu vốn nên công trình chưa thể hoàn thiện. "Vòng xoay Dung Quất chưa thể đấu nối vào cao tốc do thiếu hơn 300 tỷ. Chúng tôi chưa biết khi nào được bố trí vốn để nhà thầu tiếp tục thi công, hoàn thành công trình này", ông Hưng nói.

Vải địa kỹ thuật rách toạc ở vòng xoay cao tốc 34.500 tỉ - Ảnh 10.

Vải địa kỹ thuật bị rách, vương vãi dưới hố sâu hơn 2m ở vòng xoay cao tốc. "Năm ngoái VEC nói là chờ xử lý sụt lún, không nghe đề cập thiếu vốn. Năm nay họ bảo cần bổ sung hơn 300 tỷ đồng thì nhà thầu mới tiếp tục thi công. Hiện công trình vẫn dậm chân tại chỗ, cách giải thích của chủ đầu tư như thế là vô lý quá", ông Đoàn Hà Yên, Phó chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, cho hay.

Vải địa kỹ thuật rách toạc ở vòng xoay cao tốc 34.500 tỉ - Ảnh 11.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.