Văn mẫu: Gà trống đỏ bóng loáng, cụ 95 tuổi răng còn nguyên...

Sau các kỳ thi, kiểm tra, báo chí và mạng xã hội lại có bài viết phản ảnh tình trạng học sinh làm văn theo kiểu máy móc, rập khuôn.
van mau ga trong do bong loang cu 95 tuoi rang con nguyen
Văn mẫu: Gà trống đỏ bóng loáng, cụ 95 tuổi răng còn nguyên...

Điều này do nhiều nguyên nhân, từ cách dạy, cách chấm bài của giáo viên (chỉ nhận xét qua loa, chưa chỉ ra lỗi cơ bản, cụ thể để giúp các em sửa chữa) đến bản thân học sinh (lơ là môn văn, học văn theo kiểu đối phó bằng cách học thuộc các bài văn mẫu...).

Riêng tôi cho rằng còn có nguyên nhân từ các Nhà xuất bản đã in những sách bài văn mẫu được biên soạn cẩu thả.

Vừa qua tôi có đọc quyển "Tuyển chọn 300 bài văn hay và 160 bài văn mẫu dành cho học sinh các khối 2-3-4-5" của nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM, tác giả Thạc sĩ Phạm Ngọc Thắm (bìa sách ghi TS. Phạm Ngọc Thắm).

Tôi thử điểm sơ nội dung trong sách thì thấy có nhiều "sạn", như:

Dùng từ không đúng thực tế

- Đề: Kể về con vật em nuôi trong nhà mà em biết (lớp 2 trang 15).

Bài làm trong sách: Chú gà trống nhà em rất xinh. Bộ lông màu đỏ bóng loáng. Đôi đùi chắc nịch. Gần sáng, chú cất tiếng gáy vang báo cho mọi người thức giấc đem hàng ra chợ.

Bài này mô tả màu sắc lông con gà không đúng với thực tế; chưa kể mọi người đâu phải ai nghe tiếng gà gáy cũng dậy đem hàng ra chợ, thí dụ bác nông dân ra đồng cày ruộng, chị công nhân chuẩn bị đi làm, em dậy học bài…

- "…mỗi khi em chấm mực để viết, một nửa ngòi bút đẫm màu mực tím" (lớp 3 trang 46). H

ọc sinh bây giờ đâu còn em nào đi học mà sử dụng viết chấm mực đựng trong bình?

- Đề: Kể về một người trí thức mà em kính trọng (Lớp 4 trang 63).

Bài làm trong sách: ...Cụ Phạm Quang Thanh. Năm nay 95 tuổi… mặt vuông chữ điền…. Hàm răng cụ còn nguyên không rụng cái nào.

Bài văn đã dùng từ "vuông" tả khuôn mặt lại còn "chữ điền" như thế là thừa, ông cụ 95 tuổi không rụng một cái răng nào là chuyện hoàn toàn không có trong thực tế.

Dùng dấu câu không đúng chỗ

Đề: Dưới đây là tên một số anh hùng dân tộc có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Em hãy nói về một vị anh hùng mà em biết rõ (Lớp 3 trang 37).

Bài làm trong sách: …Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ (Quang Trung).

Đúng ra sau Trần Hưng Đạo dùng dấu đóng ngoặc đơn.

So sánh từ khó hiểu

Bài làm trong sách: Cây bút chì dài 18cm, thân tròn tựa như chiếc đũa bằng ngà voi (lớp 3 trang 45).

Chỉ viết như chiếc đũa là đủ ý, còn bằng ngà voi có mấy người được thấy mà đem ra so sánh (chưa nói đến việc muốn có đũa này người ta phải cưa ngà voi, có người còn giết voi lấy ngà).

Giải thích tối nghĩa

Bài làm trong sách: Thứ gỗ quý làm nên hàng triệu bút chì là sản phẩm của miền núi rừng nào trên đất nước ta dâng hiến? (Lớp 3 trang 45)

Chỉ cần viết thân bút chì được làm bằng gỗ quý là đủ ý, còn cụm từ là sản phẩm của núi rừng nào trên đất nước ta dâng hiến đọc lên nghe vừa sáo rỗng vừa tối nghĩa.

Bài làm mẫu giống nhau gần 90%

- Đề: Hãy nói về bản đồ của nước ta treo ở lớp (Lớp 3 trang 46)

- Đề: Hãy tả bản đồ của nước ta treo ở lớp (Lớp 4 trang 83)

Hai bài làm mẫu minh họa giống nhau gần 90%, nhưng ở lớp 4 có kể thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa màu đỏ thẳm (nhưng từ Trường đánh nhầm Trườgn)

Dùng từ chưa sát nghĩa

Bài làm trong sách: "…ngồi vào bàn viết bài văn cho kịp nạp trong buổi học ban chiều (lớp 5 trang 117). Sao không vi

ết là nộp thay từ nạp (vì từ nạp giống phương ngữ, văn nói)?

Ngoài ra còn có lỗi chính tả, d

ùng từ không nhất quán (cùng viết về cái ly nhưng khi thì "rửa li", khi "rửa ly"... ).

TRẦN VĂN TÁM (Củ Chi, TP.HCM)

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.