Vàng, dầu thô thay nhau lập đỉnh giá, Trung Quốc đang cuống lên vì Iran muốn trả thù Mỹ

Căng thẳng Mỹ - Iran đã kéo giá dầu và vàng lập hàng loạt đỉnh mới. Mỹ chưa phản hồi về lời đe doạ trả thù của Iran, nhưng Nhật Bản và Trung Quốc đang lo lắng về căng thẳng lần này.

Tehran và Washington không phải lần đầu làm căng với nhau ngoài thực địa. Nhưng việc tướng Soleimani thiệt mạng khi đoàn xe chở ông bị máy bay không người lái Mỹ phóng tên lửa ngày 3/1 ngoài sân bay quốc tế Baghdad, Iraq, đã làm dấy lên căng thẳng tột độ.

Vàng và dầu thay nhau lập đỉnh giá mới

Như thông lệ, vàng luôn là nơi trú ẩn an toàn nhất thị trường mỗi khi địa chính trị có bất ổn. Vàng giao ngay tăng 1,4% lên mức 1.573,14 USD/ounce trong hôm nay. Như thế, vàng tiếp tục tăng 1,8% so với hôm qua và chạm mức cao nhất kể từ ngày tháng 4/2013. Vàng tương lai của Mỹ cũng tăng đến 1,6% lên 1.577,80 USD/ounce.

Vàng trong nước cũng đã tăng giá thần tốc sau một đêm. 

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng SJC chiều mua vào - bán ra lần lượt ở mức 43,95 và 44,45 triệu đồng/lượng cho thị trường TP HCM trưa nay. Mức giá này tăng tương đương 1,15 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra và hơn 1 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào so với ngày hôm qua.

Trung Quốc đang lo sốt vó vì Iran muốn trả thù Mỹ - Ảnh 1.

Giá vàng trong nước cũng được đà tăng tốc mạnh. (Đồ hoạ: Tất Đạt).

Tiếng súng nổ ra trên thánh địa dầu mỏ đã đẩy giá dầu tăng cao hơn 2% ngay đầu tuần, với việc dầu brent tăng trên 70 USD/thùng, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra lời đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iraq, trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Iran.

Theo đó, dầu brent giao tương lai tăng vọt lên mức cao 70,27 USD/thùng, tức tăng đến 2,4% so với cuối tuần trước. Dầu thô trung cấp Mỹ West Texas cũng đang ở mức 64,39 USD/thùng, tăng 2,1%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 4 năm ngoái.

CNBC cho biết các công ty tư vấn thị trường dự kiến giá dầu trong năm 2020 sẽ dao động từ 65-75 USD/thùng, dựa trên rủi ro đang gia tăng tại Trung Đông. 

Trong khi đó, nhà phân tích Caroline Bain của Capital Economics, cho biết: "Sự cố cuối tuần qua đã loại trừ khả năng dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Iran, một rủi ro lớn đối với dự báo giá dầu của chúng tôi. Cùng với diễn biến địa chính trị, chúng tôi đinh ninh việc nguồn cung đang bị kiềm chế, sẽ đẩy giá dầu tăng cao hơn vào năm 2020".

Shane Oliver, chuyên gia kinh tế trưởng của AMP Capital chia sẻ với Reuters: "Nguy cơ leo thang căng thẳng tiếp tục tăng lên rõ ràng, mối đe dọa trả đũa của Iran và mong muốn của Trump có vẻ đã đặt ra mối đe dọa về giá dầu tăng cao cho kinh tế toàn cầu".

Còn Reuters trích lời ông Ray Attrill, người đứng đầu chiến lược FX tại Ngân hàng Quốc gia Úc: "Căng thẳng địa chính trị có vẻ như vẫn còn tăng trong những ngày tới, vì giá dầu và các tài sản dự phòng rủi ro như vàng, sẽ còn tăng giá thêm nữa".

Nhật Bản và Trung Quốc đang lo sốt vó?

Cú bắn tỉa từ lệnh của ông Trump còn lan dài sang sàn chứng khoán châu Mỹ đến châu Á. Thị trường châu Á chủ yếu giảm vào thứ Hai, sau những căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông. Cả ba chỉ số chủ chốt của Phố Wall đều giảm gần 1%, mức tồi tệ nhất kể từ đầu tháng 12/2019. Hiện tại, các chỉ số chứng khoán tương lai của Mỹ vẫn tuột hạng.

Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương mở cửa sáng nay giảm 0,6%. Nổi bật nhất là chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,91%. 

Nhật Bản cũng đang cuống lên, không chỉ vì an ninh năng lượng mà còn vì bộ mặt ngoại giao. Điều này là dễ hiểu, vì vụ ám sát cuối tuần rồi đã chấm dứt những nỗ lực của Tokyo để hòa giải giữa Tehran và Washington.

Trung Quốc đang lo sốt vó vì Iran muốn trả thù Mỹ - Ảnh 2.

Nhật Bản đang gửi tàu tuần hành đến Trung Đông nhưng lại không dám xuất hiện ở eo biển Hormuz. (Ảnh: CNBC).

Trang Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng trích lời nhận xét khá mỉa mai của Akitoshi Miyashita, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Quốc tế Tokyo, rằng: "Vụ ám sát rõ ràng đã khiến chính phủ Nhật Bản bất ngờ, bất ngờ cho cả Abe, vì ông là người cố gắng đóng vai trò trung gian hòa giải giữa hai bên".

Cùng quan điểm, Jeff Kingston, Giám đốc nghiên cứu châu Á tại cơ sở Tokyo của Đại học Temple, nhấn mạnh: "Nhật Bản phải làm tối thiểu để giữ cho Trump hài lòng, nhưng đồng thời Tokyo không muốn đối kháng với Iran, và họ không muốn khơi dậy nỗi sợ hãi của người dân Nhật Bản. Giao thoa giữa những điều này khó mà làm được".

Hôm qua, phía Iran cũng tuyên bố sẽ trừng phạt Mỹ. Giới quan sát chính trị đồng ý cao với một cách trả đũa khả thi, là Iran đóng cửa eo biển Hormuz, hoặc tấn công trực diện các căn cứ quân sự Mỹ nằm ở bờ đối diện của eo biển này.

Đây là nơi có hơn 20% lượng dầu mỏ được tiêu thụ trên toàn cầu, và gần 40% lượng dầu mỏ của các nước lớn được vận chuyển qua. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) gọi eo biển này là "nút cổ chai quan trọng nhất thế giới".

Thế nhưng theo trang RT, ông Trump sẽ không thấy hề hấn gì trong trường hợp này, vì nước Mỹ tự sản xuất dầu thô. Mặc khác, Trung Quốc mới là người phải lên tiếng. Trung Quốc đang lo sốt vó, vì nước này phụ thuộc rất lớn vào lượng dầu đi qua eo biển Hormuz mỗi ngày.

Trung Quốc đang lo sốt vó vì Iran muốn trả thù Mỹ - Ảnh 3.

Eo biển Hormuz vừa có ý nghĩa về địa chính trị vừa là trọng điểm cho thông thương kinh tế toàn cầu. (Đồ hoạ: Le Figaro).

Thời báo Hoàn Cầu cho biết Dương Khiết Chi, thành viên của Cục Chính trị, đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, để thể hiện quan điểm rằng Trung Quốc rất quan tâm đến Trung Đông. Bắc Kinh kêu gọi tất cả các bên liên quan, đặc biệt là Mỹ, hãy kiềm chế và tránh làm leo thang tình hình.

"Người Iran có thể làm mọi việc mà không cần đối đầu trực tiếp với Mỹ, nhưng sẽ tấn công vào cơ sở kinh tế của thế giới. Nếu họ không thể sống sót về mặt kinh tế thì không ai có thể sống tốt trong lúc này", cựu quan chức Lầu Năm Góc Michael Malagger, khẳng định với RT.

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.