8 thành viên đầu tiên của đội bóng “Lợn hoang” đã được đưa ra khỏi hang Tham Luang trong chiến dịch giải cứu đã bước sang ngày thứ 17.
Tuy nhiên, hoạt động cứu hộ phải tạm dừng vì cạn oxy. Theo nhà chức trách Thái Lan, đợt giải cứu tiếp theo sẽ diễn ra ít nhất sau khoảng 20 giờ đồng hồ để chờ tiếp thêm oxy.
Theo báo cáo trước đó của lực lượng cứu hộ, hàm lượng oxy trong hang có lúc chỉ còn 15% so với tiêu chuẩn 21% để đảm bảo sức khỏe cho con người. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến cần nhiều oxy hơn cho chiến dịch.
Theo Cục Hàng không liên bang Mỹ, nếu lượng oxy giảm xuống dưới 16% so với tiêu chuẩn sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, buồn ngủ, thở nhanh, nói nhảm và suy giảm khả năng tư duy, thậm chí một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong.
Dinko Novosel, Chủ tịch Hiệp hội cứu hộ hang động châu Âu, cho biết hàm lượng oxy trong hang ở mức 15% là một vấn đề nguy hiểm. Mức oxy này đủ để duy trì sự sống nhưng gây khó khăn khi cần vận động.
Các nhân viên cứu hộ chuyển bình oxy phục vụ cho chiến dịch giải cứu. (Ảnh: AFP) |
Nhóm cứu hộ di chuyển đến nơi đội bóng bị kẹt theo hướng ngược dòng nước, do đó họ phải vận động nhiều dẫn đến cần thở nhiều hơn. Mực nước trong hang phần lớn đã hạ thấp xuống mức có thể lội qua.
Tuy nhiên, 4 đoạn hang dài 1,7 km, từ trạm chỉ huy ở động số 3 đến “Dốc Nern Nom Sao”, nơi đội bóng mắc kẹt vẫn ngập sâu và cần phải bơi, một đoạn cần phải lặn.
Đoạn hang này buộc phải sử dụng bình dưỡng khí vì hàm lượng oxy ở khu vực này khá thấp. Trước đó, một thợ lặn đã tử vong ở đoạn này vì hết oxy cho thấy mức độ nguy hiểm của giải cứu hang động và tầm quan trọng của bình oxy dự phòng.
Theo Sport Diver, một trang web chuyên về lặn biển thể thao, một bình oxy tiêu chuẩn có thời gian sử dụng khoảng 60 phút hoặc ít hơn, tùy thuộc vào người dùng và độ sâu khi lặn.
Phần lớn đoạn hang từ trạm chỉ huy tiền tiêu vào đến vị trí đội bóng bị kẹt phải sử dụng bình oxy để bơi và lặn. (Đồ họa: Bangkok Post) |
Thời gian để đội cứu hộ di chuyển từ lối vào chính đến vị trí đội bóng mắc kẹt khoảng 6 tiếng. Như vậy mỗi thợ lặn cần khoảng 6 bình oxy.
13 thợ lặn đẳng cấp thế giới và đặc nhiệm SEAL của Thái Lan được cử đi giải cứu đội bóng. Họ cần ít nhất 78 bình oxy, chưa tính bình dưỡng khí cho các em học sinh.
Ngoài ra, lặn hang động rất nguy hiểm, khác với lặn biển, nếu gặp sự cố có thể ngoi lên mặt nước. Ở trong hang tối ngập nước, tất cả phải phụ thuộc vào bình oxy dự phòng.
Đội cứu hộ phải bố trí nhiều bình oxy dọc theo đường ra để thay thế kịp thời khi cần. Đó là một lý do khác khiến nhu cầu bình oxy tăng cao.
Trước đó, lực lượng cứu hộ đã chuyển một lượng lớn bình oxy bố trí dọc theo các điểm dừng chân trong hang nhưng phần lớn đã được sử dụng cho việc tiếp tế nhu yếu phẩm, lắp dây thừng và thiết bị liên lạc trong hang và đợt giải cứu đầu tiên.
Chiều 9/7, đợt 2 của chiến dịch giải cứu được tái khởi động sau thời gian tạm ngưng để tái cung cấp bình oxy. Người ta chưa thể xác định lượng bình oxy mới chuyển vào có đủ để giải cứu cho các thành viên còn lại của đội bóng hay không.
Giải cứu đội bóng: Bất ngờ về tình trạng bất động của những người được cứu
Cuộc họp báo được tổ chức tối 9/7, không lâu sau khi chiến dịch giải cứu ở hang động Tham Luang kết thúc ngày thứ ... |
Tin thế giới mới nhất ngày 10/7: Siêu bão Maria sắp càn quét châu Á
Tin thế giới mới nhất ngày 10/7: Siêu bão Maria sắp càn quét châu Á, thay đổi kế hoạch giải cứu đội bóng nhí Thái ... |
Giải cứu đội bóng nhí Thái Lan: Kế hoạch đợt thứ 3 sẽ phải thay đổi
Do kế hoạch đã được phê duyệt vốn được xây dựng để đưa 4 người ra ngoài 1 lần, tuy nhiên hiện tại còn lại ... |
Thời sự 11:13 | 18/07/2018
Thời sự 09:33 | 16/07/2018
Thời sự 13:30 | 15/07/2018
Thời sự 12:30 | 15/07/2018
Thời sự 08:38 | 15/07/2018
Thời sự 07:40 | 15/07/2018
Thời sự 10:34 | 14/07/2018
Thời sự 02:10 | 13/07/2018