Vì sao môi trường ngày càng ô nhiễm?

Tình trạng ô nhiễm không khí liên tục đi xuống đặt ra câu hỏi về việc nhà chức trách đang thật sự làm gì để bảo vệ quyền được hít thở không khí trong lành của người dân?

Là người yêu thích chạy marathon từ nhiều năm nay, anh Phạm Sơn (quận Bình Thạnh) rất quan tâm đến chất lượng không khí bởi lượng khí hấp thụ khi chạy bộ gấp 2-3 lần các hoạt động bình thường. Anh cho biết thường sử dụng phần mềm AirVisual để cập nhật thông tin về chất lượng không khí mỗi ngày.

Khi được hỏi do không cập nhật dữ liệu từ các trạm quan trắc của Nhà nước, anh Sơn thừa nhận do “không biết tìm ở đâu”. “Cơ quan chức năng nên có cảnh báo thực chất đến người dân ngay khi họ phát hiện có vấn đề ô nhiễm không khí chứ không phải chờ đến khi Thủ tướng chỉ đạo mới giải thích”, anh Sơn thể hiện thái độ không hài lòng.

Vì sao môi trường ngày càng ô nhiễm? - Ảnh 1.

Chất lượng không khí luôn ở mức xấu, kém ảnh hưởng đến các hoạt động thể dục thể thao của người dân. Ảnh: Việt Hùng.

Theo Chỉ số năng lực quản môi trường, vị trí xếp hạng của Việt Nam về hoạt động bảo vệ môi trường ngày càng tụt hạng qua các năm. Cụ thể, từ vị trí trung bình 79/132 nước được xếp hạng (2012) tụt xuống 132/180 (2018). Con số này đặt ra câu hỏi về việc nhà chức trách đang làm gì để bảo vệ quyền được hít thở không khí trong lành của người dân?

Mỗi bộ quản một loại

Hiện Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2014 đã quy định về BVMT không khí cùng với đó là hàng loạt văn bản dưới luật. Tại Quyết định 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn 2025. Thêm vào đó, Việt Nam có Luật Đa dạng sinh học và Luật Thuế Bảo vệ môi trường.

Câu hỏi đặt ra là tại sao chất lượng không khí vẫn tiếp tục đi xuống dù đã có hành lang chính sách về quản và kiểm soát chất lượng không khí?

Vì sao môi trường ngày càng ô nhiễm? - Ảnh 2.

Bầu trời Hà Nội nhiều ngày mù mịt vì ô nhiễm, chỉ số không khí thường xuyên ở mức xấu, kém. (Ảnh: Hoàng Hà).

TS Trần Thế Loãn, nguyên Phó cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục Môi trường, cho rằng hiện chính sách quản và kiểm soát chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam còn phân tán dẫn đến quản thiếu hiệu quả.

Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) chịu trách nhiệm chung về bảo vệ môi trường không khí. Tuy nhiên, đơn vị này chỉ kiểm soát các nguồn thải công nghiệp lớn và cơ sở phát sinh khí thải trọng điểm.

Trong khi đó, Bộ Công Thương được giao quản các nguồn thải cố định nhưng chỉ kiểm soát đối với doanh nghiệp nhà nước trực thuộc, tức không bao gồm các cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh.

Nguồn thải di động do các phương tiện giao thông sẽ do Bộ Giao thông vận tải quản . Bộ Xây dựng lại chịu trách nhiệm hoạt động xây dựng đảm bảo bảo vệ môi trường ở các đô thị. Còn Bộ Khoa học và Công nghệ được giao quản ban hành tiêu chuẩn về nhiên liệu, thẩm định công nghệ.

TS Võ Trung Tín, Đại học Luật TP HCM, chỉ ra thêm một nguyên nhân nữa là quy định về xử vi phạm pháp luật về ô nhiễm không khí, đặc biệt là xử phạt vi phạm hành chính chưa đủ tính răn đe, nhất là đối với những cơ sở hoạt động quy mô lớn. Cụ thể, mức phạt vi phạm hành chính cao nhất trong Nghị định 155/2016/NĐ-CP đối với cá nhân là 1 tỉ đồng (tổ chức là 2 tỉ đồng).

Chính sách không thiếu nhưng làm đến đâu thì không ai biết

Nhận xét về việc quản không khí tại Việt Nam, TS Loãn cho rằng chính sách không thiếu nhưng quản thì không thấy. Ông lấy ví dụ ở Hà Nội, dù đã có quy định rõ ràng về việc bảo vệ môi trường ở các công trường xây dựng nhưng trên thực tế không ai kiểm soát. Dẫn đến việc bùn đất từ các công trình này vương vãi khắp nơi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

“Các luật hiện tại rất chồng chéo nên tôi cho rằng không nên có các văn bản mới mà phải rà soát lại các văn bản cũ, tổ chức thực hiện, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện cho tốt. Còn bây giờ nhiều chính sách mà không thực hiện thì nó không có nghĩa gì”, TS Loãn nhận định.

Vì sao môi trường ngày càng ô nhiễm? - Ảnh 3.

Chuyên gia giải một phần nguyên nhân khiến chất lượng không khí đi xuống là việc quản kém hiệu quả. (Ảnh: Việt Hùng).

Phân tích do khiến công tác thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường không khí thiếu hiệu quả, ông Loãn cho rằng có 2 nguyên nhân.

Một là trách nhiệm công vụ của các cơ quan Nhà nước còn thấp. Việc phân tán nguồn lực quản dẫn đến thiếu hiệu quả trong phối hợp cùng với tâm của các bộ, ngành sẽ quan tâm đến chức năng chính của họ hơn là mục tiêu bảo vệ môi trường.

Hai là nguồn kinh phí không đầy đủ. “Ví dụ việc cấp kinh phí để xây dựng cơ sở dữ liệu về khí thải nhưng lại không bao gồm kinh phí thống kê, cập nhật cơ sở dữ liệu. Do đó, khi đầu tư xong không có kinh phí duy trì cơ sở dữ liệu thành ra mất tác dụng”, ông Loãn giải thích.

Vì sao môi trường ngày càng ô nhiễm? - Ảnh 4.

Nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam có nhiều luật về bảo vệ môi trường không khí nhưng việc thực thi còn nhiều vấn đề. (Ảnh: Việt Hùng).

Tán đồng với quan điểm của chuyên gia trên, PGS.TS Hồ Quốc Bằng, Viện Tài Nguyên và Môi Trường, Đại Học Quốc gia TP HCM, nói thêm rằng dù Việt Nam đã có Kế hoạch hành động quốc gia về quản chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn 2025 (Quyết định 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016) nhưng “làm đến đâu thì không ai biết hết”.

“Trung ương làm bao nhiêu tôi không biết, nhưng địa phương thực hiện rất ít. Một phần do Quyết định 985a/QĐ-TTg không nêu rõ địa phương là cơ quan thực hiện chính mà chỉ là cơ quan phối hợp nên họ cũng thiếu cơ sở pháp để triển khai”, ông Bằng đánh giá.

Theo thống kê toàn cầu năm 2018, Chỉ số đánh giá hoạt động môi trường hay Chỉ số năng lực quản lí môi trường (Environmental Performance Index – EPI, do Đại học Yale và Columbia nghiên cứu) của Việt Nam có sự sụt giảm mạnh. Cụ thể, từ 58,5 điểm (2016) giảm xuống 46,96 điểm (2018). Dẫn đến xếp hạng của Việt Nam cũng tụt xuống vị trí 132/180 nước được đánh giá.

Khung đánh giá EPI gồm 2 nhóm chỉ số chính phản ánh mục tiêu bao gồm: Chỉ số Sức khỏe môi trường (chất lượng không khí, chất lượng nước và kim loại nặng) và chỉ số Sức sống hệ sinh thái (đa dạng sinh học và nơi cư trú, rừng, thủy sản, khí hậu và năng lượng, ô nhiễm không khí, nguồn nước và nông nghiệp).

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.