Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm được gọi là ngày lễ Vu Lan (báo hiếu) và cũng được gọi là ngày lễ cúng cô hồn hoặc ngày xá tội vong nhân.
Tuy nhiên, lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ hoàn toàn khác nhau. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng. Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phúc.
(Ảnh minh hoạ) |
Do hai lễ đó trùng trong ngày rằm tháng 7 nên nhiều người lầm tưởng rằng hai lễ đó là một và thường chuẩn bị mâm cơm cúng giống nhau. Như thực tế thì có sự khác nhau khá lớn.
Trong thực tế, nhiều gia đình thường cúng trước ngày 15/7 âm lịch và hóa vàng mã cũng trước ngày này. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thói quen này?
Lý giải thói quen này, một số nhà tâm linh, tính từ ngày 2-14/7 âm lịch là các ngày "mở cửa địa ngục", các cô hồn được xá tội, thoát về dương thế, vảng vất khắp nhân gian.
Theo quan niệm dân gian, ngày mở cửa ngục ân xá cho vong linh nên các gia đình cũng thường sắm cỗ cúng các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa để được bình an, ma quỷ không quấy phá.
Nhưng cũng tin như vậy nên nhiều người nghĩ rằng nếu cúng các cụ đúng ngày này thì sợ bị những linh hồn này phá phách, rước thêm âm binh và cô hồn vào trong nhà mình cho dù ta đã cúng cháo cho họ, vậy nên các cụ có thể không nhận được gì con cháu cúng tế.
Cũng theo quan niệm dân gian thì vào ngày rằm tháng 7 sẽ có rất nhiều vong hồn được "thả" đi lang thang nên nếu ta hóa vàng mã vào ngày này thì sẽ bị cướp, giật mất người thân khó nhận.
Do vậy trên quần áo, đồ đạc hàng mã thường sẽ ghi rõ tên người nhận, khi cúng cũng đọc rõ tên và xin phép các thần linh thổ địa cho phép vong vào nhận đồ, cúng trước và hóa trước để người thân dễ nhận được.
Theo một số nhà tâm linh, lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội… nên cúng vào buổi chiều tối. Điều cần đặc biệt lưu ý là mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa, không quy định hướng lễ.
Và theo quan niệm dân gian, không cúng cô hồn ở đất nhà mình mà bạn nên cúng ở chùa cho an toàn.
Sắm lễ:
– Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
– Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).
– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
– Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
– Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)
Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.
Theo Tập văn cúng gia tiên của NXB Hồng Đức, bài văn cúng cô hồn thập đại chúng sinh sau đây thường được dùng để cúng trong ngày rằm tháng 7 âm lịch:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy:
Kính lạy:
Cùng các vị thần linh cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm...
Tín chủ con là:....
Ngụ tại số nhà..., phố..., phường..., quận..., thành phố (tỉnh)...
Thành tâm kính xin: Nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa địa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì lý do gì, đều được về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời: cơm canh, cháo bỏng, trầu cau, gạo muối, quả thực, hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ xanh.
Phù hộ độ trì cho tín chủ và toàn gia người người đều khỏe mạnh, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng loing, điều lành đưa tới, điều dữ mang đi.
Cẩn cáo!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Hai bài văn khấn gia tiên rằm tháng 7 âm lịch mọi nhà nên biết Ngày 15/7 Âm lịch cũng chính là lễ Vu Lan của Phật giáo, các gia đình thường lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu ... |