Vì sao trả tự do vợ bác sĩ Chiêm Quốc Thái?

Nhiều ý kiến thắc mắc xung quanh việc Viện KSND TP.HCM ra quyết định trả tự do cho bà Vũ Thụy Hồng Ngọc (40 tuổi, ngụ Q.1, quốc tịch Mỹ và VN - vợ của bác sĩ thẩm mỹ Chiêm Quốc Thái), trong khi đó các chuyên gia luật cho rằng động thái này là phù hợp quy định pháp luật.
vi sao tra tu do vo bac si chiem quoc thai
Bác sĩ Chiêm Quốc Thái và vợ lúc xảy ra mâu thuẫn (ẢNH: CTV)

Lời khai các nghi can phù hợp nhau

Như Thanh Niên đưa tin, tối 28.3, ông Chiêm Quốc Thái (44 tuổi, ngụ Q.2) bị 2 người cầm mã tấu truy sát bị thương tại Q.1, TP.HCM.

Tháng 4, 5.2018, Phòng Cảnh sát hình sự (PC45), Công an TP.HCM (CATP) lần lượt bắt tạm giam Phan Nguyễn Duy Thanh (Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Song Thanh trên đường Trần Thủ Độ, P.Phú Thạnh, Q.Tân Phú), Nguyễn Thanh Phong, Phạm Văn Ngôn, Nguyễn Trần Thanh Tuấn, Chống Thín Sáng, để điều tra hành vi cố ý gây thương tích.

Bước đầu Thanh khai, khoảng tháng 3.2018, Thanh đến nhà bà S. nói chuyện mua bán đất thì gặp bà Ngọc. Bà Ngọc kể cho Thanh nghe về việc bà đang làm thủ tục ly hôn với ông Thái nhưng ông Thái dùng mạng xã hội nói xấu bà. Bà Ngọc nhờ Thanh chém dằn mặt ông Thái "với giá" 1 tỉ đồng.

Một tuần sau, bà S. gọi Thanh đến nhà, đưa 500 triệu đồng (10 cọc tiền mệnh giá 500.000 đồng). Thanh biết số tiền này là bà Ngọc đưa trước cho Thanh lo chi phí theo dõi chém ông Thái. Thanh đem tiền về Công ty dịch vụ bảo vệ Song Thanh giao cho Sáng giữ. Thanh chỉ đạo Sáng chi hơn 12 triệu đồng cho Phong, Ngôn, Tuấn và Tú, Tiến (chưa rõ lai lịch) để làm chi phí theo dõi và chém ông Thái.

vi sao tra tu do vo bac si chiem quoc thai

Hình ảnh bác sĩ Chiêm Quốc Thái bị chém được ông chia sẻ trên Facebook

Sau khi gây án, Thanh chi tiền công cho Ngôn, Tuấn, Tiến, Tú tổng cộng 136 triệu đồng; dùng gần 150 triệu đồng để trả lương cho nhân viên Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Song Thanh, làm từ thiện; số tiền còn lại tiêu xài cá nhân. Ngày 24.5, khi bà Ngọc chuẩn bị lên máy bay đi Mỹ thì công an mời bà về trụ sở công an làm việc. Bà Ngọc khai thuê Thanh đánh dằn mặt gây thương tích ông Thái với giá 1 tỉ đồng. Một tuần sau, bà mang 500 triệu đồng đưa cho bà S. chuyển cho Thanh.

Ngày 18.4, bà Ngọc đọc báo biết ông Thái bị chém, nhưng chưa đưa 500 triệu đồng còn lại cho Thanh. Thanh cũng không liên lạc đòi tiền… Theo Cơ quan CSĐT, CATP, xuất phát từ mâu thuẫn tình cảm vợ chồng và tranh chấp tài sản, bà Ngọc đã bàn bạc và thỏa thuận nhờ Thanh đánh, chém ông Thái gây thương tích 5%. Lời khai của bà Ngọc phù hợp với lời khai của Thanh. Ngày 26.5, Cơ quan CSĐT, CATP đề nghị Viện KSND TP.HCM phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp bà Ngọc về hành vi cố ý gây thương tích để điều tra, và được Viện KSND TP.HCM phê chuẩn.

Tuy nhiên, khi Cơ quan CSĐT, CATP đề nghị Viện KSND TP.HCM phê chuẩn gia hạn tạm giữ thì Viện KSND TP.HCM ra quyết định trả tự do cho bà Ngọc vào ngày 4.6. Theo Viện, căn cứ vào quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ 2 ngày 31.5.2018 của Cơ quan CSĐT, CATP đối với bà Ngọc về hành vi cố ý gây thương tích thì xét thấy với các chứng cứ thu thập được, chưa đủ căn cứ xác định hành vi của bà Ngọc phạm tội “cố ý gây thương tích”.

Lời khai nhận tội không phải là chứng cứ duy nhất

Về lý do trả tự do cho bà Ngọc, lãnh đạo Viện KSND TP.HCM cho biết qua nghiên cứu, kiểm sát hồ sơ cho thấy chưa đủ căn cứ để phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với bà Ngọc của Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM. Trong khi thời gian gia hạn tạm giữ đã hết nên buộc Viện phải có lệnh trả tự do cho người bị tạm giữ. Viện cũng cho hay đã yêu cầu Cơ quan CSĐT Công an TP củng cố hồ sơ, khi đủ cơ sở thì Viện mới phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với bà Ngọc.

Các chuyên gia pháp luật cho rằng việc trả tự do cho bà Ngọc là phù hợp với quy định pháp luật và thể hiện tinh thần cải cách trong tố tụng hình sự.

Theo luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn luật sư TP.Hà Nội), thời hạn tạm giữ hình sự là không quá 3 ngày, trong trường hợp cần thiết và đặc biệt thì có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 6 ngày. “Khoản 3 điều 118 bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS) đã quy định trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, trong trường hợp đã gia hạn tạm giữ”, luật sư Quynh nói và khẳng định: “Điều 98 BLTTHS 2015 quy định nguyên tắc rằng, lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác trong vụ án; không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội. Cho nên, nếu ngoài lời khai thừa nhận của bà Ngọc, cơ quan điều tra (CQĐT) chưa thu thập thêm được chứng cứ nào khác thì Viện KSND TP.HCM trả tự do cho bà Ngọc là phù hợp”.

Nếu cho rằng bà Ngọc có dấu hiệu phạm tội, và để ngăn chặn bà bỏ trốn, theo điều tra viên cao cấp Nguyễn Nhứt (CQĐT Viện KSND tối cao), trong trường hợp cấp thiết, lãnh đạo CQĐT Công an TP.HCM và Viện kiểm sát cùng cấp có thể ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Ngọc theo điều 124 BLTTHS 2015.

vi sao tra tu do vo bac si chiem quoc thai Nhiều dấu hỏi trong vụ bác sĩ Chiêm Quốc Thái bị côn đồ chém

Nghi án bác sĩ thẩm mỹ Chiêm Quốc Thái bị vợ bỏ 1 tỉ đồng thuê côn đồ chém gây xôn xao dư luận khi ...

vi sao tra tu do vo bac si chiem quoc thai Vợ bác sĩ Chiêm Quốc Thái được trả tự do sau 9 ngày bị tạm giữ

Ngày 5/6, nguồn tin Tiền Phong cho biết, Viện KSND TP HCM đã có quyết định trả tự do cho bà Vũ Thụy Hồng Ngọc ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.