Video bé gái gào khóc bất lực nhìn cha cứa cổ mẹ khiến cộng đồng mạng phẫn nộ

Chứng kiến cảnh tượg cha cầm dao uy hiếp rồi cứa cổ mẹ, từ trong nhà, con gái của hai vợ chồng hoảng loạn gào thét và chỉ dám đến gần mẹ sau khi mẹ ngất xỉu nằm dưới lòng đường. 

Đoạn clip dài hơn 10 phút ghi lại cảnh người đàn ông hành hung một phụ nữ được đưa lên mạng xã hội vào sáng 10/10 đã gây rúng động cộng đồng mạng.

Đoạn clip được mở đầu bằng cảnh cự cãi giữa người đàn ông và một phụ nữ, hai người có lớn tiếng và người phụ nữ cần chổi đánh vào người đàn ông. Sau đó người đàn ông lao từ trong nhà ra, tay cầm theo dao kề vào cổ người phụ nữ, kèm theo tiếng chửi rủa. Trong tiếng gào khóc của trẻ con, anh này không ngần ngại cứa luôn vào cổ vợ. Người vợ hét lên rồi gục xuống. Đứa bé trong nhà chạy ra liên tục kêu gào khi thấy mẹ nằm bất tỉnh dưới đường.

Nhìn vợ nằm bất tỉnh, con khóc hết nước mắt nhưng người đàn ông không mảy may thay đổi thái độ, tiếp tục vung con dao to khắp nơi không cho ai đến gần cứu giúp vợ. Một vài người phụ nữ đến gần đều bị người đàn ông cầm dao hăn dọa và đuổi đi. Đứa bé vừa ôm mẹ vừa gào khóc, đôi mắt nháo nhác nhìn quanh như xin sự giúp đỡ. Nhưng do người đàn ông cầm dao khua khoắng nên không ai dám tiếp cận. Cho đến khi anh này tự động ném dao đi thì 3 người đàn ông mới có thể khống chế anh ta. Sau đó cầm máu cho người phụ nữ và gọi công an, cấp cứu đến.

Xem đoạn clip có thể thấy, người đàn ông dường như hành động khi tâm lí không còn tỉnh táo, bước đi lảo đảo giống một người say.

Theo thông tin trên báo Tri Thức Trực Tuyến thì đoạn clip kia được ghi trên địa bàn phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng), nạn nhân là chị Nguyễn Thị Luyện (38 tuổi) còn người gây ra vụ việc là anh Nguyễn Đình Quang (39 tuổi, chồng chị Luyện).

Cảnh người chồng cứa cổ vợ được hàng xóm quay lại.

Trung tá Nguyễn Quang Huynh, Trưởng Công an phường Phước Mỹ (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) cho biết đơn vị đang điều tra xử lý Quang vì đã dùng dao cứa cổ vợ bị thương.

"Chị Luyện bị một vết cắt ở cổ khoảng 5 cm, đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Vết thương này không nguy hiểm đến tính mạng", trung tá Huynh nói.

Theo ông Huynh, vợ chồng này mới chuyển đến địa phương sinh sống, có một con gái nhỏ. Khi xảy ra sự việc, anh Quang có dấu hiệu say xỉn.

"Hôm trước, Quang nhận lương 3 triệu đồng nhưng chỉ đưa cho vợ 2,5 triệu. Anh ta giữ lại 500.000 đồng để đi nhậu. Thấy vợ cằn nhằn chuyện tiền nong nên anh ta dùng dao chém vợ", người hàng xóm kể.

dan mang phan no vi video be gai gao khoc chung kien canh cha cua co me

Đoạn clip ngay khi được chia sẻ đã gây ra một làn sóng phẫn nộ từ cộng đồng mạng. Đa số phẫn nộ trước hành động dã man của người đàn ông, đồng thời họ cũng lo lắng cho tâm lí của đứa trẻ khi bé phải tận mắt chứng kiến bố cầm dao cứa cổ mẹ.

"Vợ chồng có gì đóng cửa bảo nhau, sao lại có thể hành động dã man như vậy với người đầu gối tay ấp với mình. Đã vậy lại đánh cãi nhau trước mặt các con. Khổ thân cháu gái, sẽ bị ám ảnh suốt đời vì hành động dã man của bố với mẹ", bạn có nick name Thu Hồng nhận xét.

"Mình có một cô bạn, xinh đẹp, giỏi giang, 32 tuổi rồi vẫn chưa một mảnh tính vắt vai, dù cô ấy không thiếu người theo đuổi. Thậm chí, đến giờ, số người theo đuổi cô ấy vẫn xua không hết. Có những cậu chàng 24-25 tuổi cũng thương thầm trộm nhớ. Thế nhưng cô ấy lại không thể mở lòng với ai. Nguyên nhân vì sao ư? Vì từ nhỏ cô ấy đã phải chứng kiến những trận đòn roi của bố cô ấy trút lên người mẹ cô ấy, cô ấy kể rẳng, tháng nào mấy anh em cũng phải đưa mẹ đi bệnh viện vì những vết thương do bố gây ra. Có những hôm, đánh vợ xong, bố cô ấy còn bắt vợ quỳ cả đêm ngoài trời. Bạo lực gia đình khiến cô ấy ngủ cũng không ngon giấc, đêm nào cũng giật mình thức giấc vì ác mộng. Và cô ấy sợ đàn ông, ám ảnh bởi cuộc sống không ngày nào được yên của mẹ...Vậy đấy, còn cô bé trong clip kia, ai dám chắc cô bé sẽ không rơi vào hoàn cảnh như cô bạn của tôi", bạn Thanh Trúc chia sẻ.

"Dã man quá, hành động như người không còn nhân tính. Thật đáng sợ, chị kia bất hạnh quá khi lấy phải người chồng như vậy", bạn Hạnh Nguyên bày tỏ.

Cũng có ý kiến cho rằng, lỗi một phần là do người vợ trong clip, nếu chị ấy chịu nhịn chồng một chút, xuống nước một chút thì có lẽ sự việc đau lòng đã không xảy ra, và cháu bé sẽ không phải tận mắt chứng kiến những hành động mà đáng ra cả đời cháu cũng không nên thấy.

Theo một bác sĩ công tác tại bệnh viện Nhi, trẻ rất dễ bị tổn thương bởi những hành động của chính bố mẹ chúng. Những tổn thương này có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe như trầm cảm và lo âu. Trường hợp của cô bé trong clip, hình ảnh mà cô bé nhìn thấy có thể sẽ ám ảnh cô bé cả đời, thậm chí sẽ bị rối loạn tâm lí.

Khi trẻ nhìn thấy bố mẹ sử dụng bạo lực với nhau, dù ở mức độ nhẹ hay nghiêm trọng, cảm giác trẻ có khi đó là bất an, dần dần tinh thần bị tổn thương nặng nề, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ.

Các bậc làm cha làm mẹ bây giờ hãy ghi nhớ những bài học như thế này, đừng bao giờ bạo hành trước mặt trẻ nhỏ, để làm hại cuộc đời của con sau này. Kí ức xấu thì mãi mãi không thể nào mai, thậm chí ám ảnh cả đời con cái…

Có những đứa trẻ vì sợ hãi chuyện bố mẹ đánh nhau mà mỗi bữa cơm đều ăn không ngon, tay run run vì sợ. Đã là cha là mẹ, hãy cho con được hưởng cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc, đừng để con phải chứng kiến những cảnh tượng đau lòng. Bạo lực gia đình luôn là vấn nạn, là nỗi nhức nhối của xã hội nhưng làm cách nào để ngăn chặn lại là một câu hỏi lớn. Vấn đề chính là ở ý thức của người trong cuộc, chính là ở nhận thức của các bậc phụ huynh, người làm cha làm mẹ. Chỉ mong, đừng biến cuộc sống của con cái thành địa ngục khi chúng hàng ngày phải chứng kiến những trận đòn do chính người thân của mình gây ra…

An Yên

chọn
Cho vay bất động sản tại nhiều ngân hàng tăng mạnh, trái phiếu doanh nghiệp chờ bứt phá
Khép lại năm 2024, tín dụng bất động sản vẫn khẳng định vai trò là nguồn vốn chủ lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường, trong khi xu hướng phát hành trái phiếu tiếp tục chậm lại bởi sự thận trọng của các chủ đầu tư. Bước vào chu kỳ mới, thị trường tín dụng và trái phiếu bất động sản được kỳ vọng sẽ được giải quyết các vướng mắc pháp lý nhờ các chính sách của Chính phủ.