Việt Nam có thể giảm ‘nhập siêu’ giáo dục với xu hướng ‘trao đổi du học sinh’

Mỗi năm có hàng trăm ngàn du học sinh Việt Nam ra nước ngoài học tập với chi phí lên đến hàng "tỷ USD". Trong khi đó, du học sinh nước ngoài đến Việt Nam học tập lại rất ít ỏi.
viet nam co the giam nhap sieu giao duc voi xu huong trao doi du hoc sinh
Muốn không "nhập siêu" giáo dục thì các đơn vị giáo dục tại Việt Nam cần theo xu hướng "trao đổi du học sinh" với các chương trình phối hợp đào tạo đạt chuẩn quốc tế. (Ảnh: Đ.V)

Theo thống kê của ngành giáo dục, Việt Nam đang có khoảng trên dưới 125.000 du học sinh đang theo học ở nước ngoài. Mỗi năm, người Việt chi khoảng 3 tỷ USD cho con em, người thân đi du học ở gần 50 quốc gia khác nhau. Trong khi đó, chỉ có khoảng 3.000 du học sinh nước ngoài đang theo học tại Việt Nam với chi phí rất rẻ, chủ yếu đến từ Lào, Campuchia…

Nếu nhìn giáo dục như một nền kinh tế thì chúng ta đang “nhập siêu”. “Thị trường” giáo dục trong nước đang không đáp ứng được nhu cầu. Nền giáo dục không hấp dẫn học sinh, sinh viên trong nước khiến họ muốn đến một “chân trời tri thức” mới.

Tiến sĩ Phạm Quang Vinh, Viện trưởng Viện Quản lý Kinh doanh Quốc tế (IBM) cho biết, Việt Nam có thể giảm “nhập siêu” giáo dục bởi nhiều đơn vị giáo dục trong nước đã và đang hợp tác với nhiều trường đại học uy tín trên thế giới để đào tạo học viên, sinh viên. Xu hướng trao đổi du học sinh đang là xu hướng mới tại nhiều quốc gia phát triển, tức là khi chúng ta đưa sang nước bạn 10 sinh viên thì bạn sẽ gửi 10 sinh viên quốc tế qua Việt Nam để học tập.

viet nam co the giam nhap sieu giao duc voi xu huong trao doi du hoc sinh
Tiến sĩ Phạm Quang Vinh – Viện trưởng Viện Quản lý Kinh doanh Quốc tế (IBM) chia sẻ về tính hiệu quả, hấp dẫn của xu hướng "trao đổi du học sinh". (Ảnh: Đ.V)

Chúng tôi đặt câu hỏi, “Học sinh Việt Nam yêu thích, hứng thú với việc học tập ở các nước phát triển như Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore… là hợp lý vì đất nước họ phát triển hơn chúng ta. Tuy nhiên, làm sao để sinh viên các nước Châu Âu hay Hoa Kỳ hứng thú và muốn đến Việt Nam để học tập, khi mà chúng ta còn có nền kinh tế, giáo dục kém phát triển hơn họ?”

Tiến sĩ Vinh trả lời, chúng ta không nên suy nghĩ là “không” bởi nhiều sinh viên quốc tế muốn đến Việt Nam để học tập và làm việc. Quan trọng là những người làm giáo dục trong nước phải tìm đúng thị trường và “đánh trúng” nhu cầu đó. Hiện nay, nhiều tập đoàn quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, các tập đoàn này cần đội ngũ nhân lực giỏi được đào tạo bài bản theo chương trình quốc tế.

Ngoài những vị trí cần người Việt thì còn những vị trí chỉ dành cho người nước ngoài, trong đó người nước ngoài đã từng học tập, sinh sống tại Việt Nam sẽ có một lợi thế lớn để được nhận vào làm việc. Trên thực tế, nhiều du học sinh ở Pháp, Thụy Sĩ, Ấn Độ…mong muốn được đến Việt Nam để được học tập, đào tạo.

Để làm rõ vấn đề này, giáo sư Guillaume Finck, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh doanh Quốc tế UBIS (Thụy Sĩ) chia sẻ, mỗi năm, trên thế giới có khoảng 3 triệu người học tập theo xu hướng “trao đổi du học sinh” và mỗi năm trôi qua thì con số này lại tăng lên khoảng 10%, chứng tỏ nhu cầu của du học sinh là rất lớn.

Hiện nay, nhiều sinh viên, học viên ở Châu Âu cũng mong muốn đến Việt Nam để học tập. Theo nghiên cứu của các nhà giáo dục học, du học sinh và phụ huynh ở bất kỳ nơi đâu cũng mong muốn điểm đến của mình có giá học phí vừa phải, chương trình đào tạo quốc tế, điểm đến an toàn, thân thiện và Việt Nam đáp ứng được các tiêu chí này.

Điều đó cho thấy, việc sinh viên Châu Âu, Hoa Kỳ hay các nước phát triển khác sẽ đến Việt Nam để theo học các chương trình quốc tế là điều hết sức phù hợp với sự phát triển.

Viện Quản lý Kinh doanh Quốc tế (IBM) được thành lập bởi Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP HCM, Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM. Viện IBM có chức năng nghiên cứu lĩnh vực quản trị kinh doanh, huấn luyện, bồi dưỡng các chuyên đề và chuyển giao công nghệ.

Ngày 27/6, Viện IBM đã ký kết thỏa thuận hợp tác và chuyển giao công nghệ trong đào tạo nhân lực quản lý với trường Đại học Kinh doanh Quốc tế UBIS, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho TP HCM nói riêng và các tỉnh thành cả nước nói chung.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.