GS.TS Nguyễn Hữu Đức - Tổng biên tập của JSAMD cho biết, kể từ lần xuất bản số đầu tiên hồi tháng 3/2016 đến nay, Tạp chí đã công bố được 130 công trình nghiên cứu. Tác giả chính của các công bố trên tạp chí đến từ các quốc gia: Ấn Độ (43 bài), Việt Nam (35), Hoa Kỳ (13), Nhật Bản (12), Pháp (8), Trung Quốc (6), Ba Lan (4), Iran (4), Braxin (3), Algeria (3) và tỉ lệ số bài báo bị từ chối lên đến hơn 60%.
Tháng 2/2017, sau 4 số xuất bản, theo quy định điều kiện của Web of Science (ISI), JSAMD lần đầu tiên đăng ký xét chọn và tháng 7/2017 đã được chấp nhận vào hệ thống nhóm tạp chí mới nổi của ISI (ESCI - Emerging Sources Citation Index).
Theo phân tích của Web of Science, 130 bài được JSAMD công bố trong năm 2016 và 2017 đã có 220 lần trích dẫn, mỗi bài báo có tỉ lệ trích dẫn trung bình là 1,71.
Đến tháng 1/2018 vừa qua, theo quy định điều kiện của SCOPUS, sau 2 năm xuất bản Ban biên tập JSAMD đã đăng kí gia nhập hệ thống này. Trải qua 3 tháng thực hiện qui trình phản biện, đến ngày 11/4/2018, JSAMD đã chính thức được SCOPUS chấp nhận vào hệ thống cơ sở dữ liệu chung.
Như vậy, từ tháng 4/2018, JSAMD là Tạp chí vừa đạt chuẩn ISI vừa đạt chuẩn SCOPUS.
Tổng biên tập Nguyễn Hữu Đức (bên phải) |
Trong mô hình hợp tác xuất bản và phát hành (Product & Hosting) với NXB Elsevier, ĐHQGHN chịu trách nhiệm về tổ chức thu nhận, phản biện, đảm bảo chất lượng và giữ bản quyền của JSAMD, Elsevier chịu trách nhiệm xuất bản phiên bản điện tử mở trực tuyến (Open Access) và phát hành trên hệ thống ScienceDirect (http://www.sciencedirect.com), cùng với hơn 3.500 tạp chí khác của NXB Elsevier với khoảng 15 triệu lượt truy cập hàng tháng.
JSAMD có chức năng công bố các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực vật liệu và linh kiện tiên tiến, bao gồm: vật liệu sinh học, vật liệu xanh, vật liệu năng lượng, siêu vật liệu biến hóa, vật liệu nano và composite, các vật liệu thông minh (bao gồm vật liệu từ và điện môi), vật liệu bán dẫn, vật liệu siêu dẫn, linh kiện và ứng dụng... Đây là lĩnh vực thế mạnh và ưu tiên của ĐHQGHN nói riêng và của Việt Nam nói chung.
JSAMD có hội đồng biên tập quốc tế với 31 nhà khoa học xuất sắc (trong đó 23 thành viên là người nước ngoài), với sự tham gia điều hành (Managing Editor) của TS. Phan Mạnh Hưởng – Cựu sinh viên của ĐHQGHN và đang Phó giáo sư của Đại học South Florida (Hoa Kỳ).
TS. Phan Mạnh Hưởng – Cựu sinh viên của ĐHQGHN và đang Phó giáo sư của Đại học South Florida (Hoa Kỳ). |
TS. Hưởng là nhà khoa học trẻ, năng động đã công bố hơn 200 bài báo ISI với 3978 lần trích dẫn và H-index = 31. TS. Hưởng tham gia tình nguyện và có quyết tâm rất cao trong việc phát triển Chuyên san. Anh là một đầu mối kết nối, tổ chức các hoạt động của Chuyên san. Năm 2017 vừa qua, PGS Hưởng được trao giải thưởng nghiên cứu xuất sắc của Đại học South Florida.
Được biết, chủ trương xây dựng tạp chí của ĐH QGHN đạt chuẩn quốc tế này đã được nguyên giám đốc ĐH QGHN Phùng Xuân Nhạ (giai đoạn 2015 - 2016) nay là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ủng hộ và chỉ đạo thực hiện.
Hai nhà khoa học Việt Nam vào top 100 châu Á
Danh sách 100 nhà khoa học châu Á năm 2018 có tên GS Phan Thanh Sơn và PGS Nguyễn Sum. |