Việt Nam đã tiến hành điều tra chống bán phá giá với một số mặt hàng nhập khẩu sau khi bị nhiều quốc gia kiện phòng vệ thương mại từ nhiều năm qua. (Ảnh: T.V.N).
Vụ việc được khởi xướng điều tra dựa trên hồ sơ yêu cầu do đại diện của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa và Công ty cổ phần nhựa Youl Chon Vina nộp từ cuối tháng 4/2019.
Nguyên đơn cáo buộc các sản phẩm nhựa và màng BOPP của các nước nói trên đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam, gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất màng BOPP trong nước.
Theo Bộ Công Thương, Bộ có thể áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa bị áp thuế trong thời hạn 90 ngày, trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
Nên "các tổ chức, cá nhân trong quá trình kí kết hợp đồng nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra cần lưu ý về khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước", Bộ Công Thương nhấn mạnh khuyến nghị.
Tính đến nay, Việt Nam đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá 5 vụ việc đối với các nước trong và ngoài khu vực, chủ yếu trong lĩnh vực thép các loại.
Tỉ lệ này khá khiêm tốn so với con số 87 vụ kiện chống bán phá giá đã được các nước tiến hành với Việt Nam chỉ tính riêng trong năm 2018.