Việt Nam thặng dư thương mại 6,5 tỉ USD trong 7 tháng đầu năm nhờ khu vực FDI

Theo báo cáo của Mirae Asset, cán cân thương mại đạt thặng dư 6,5 tỉ USD chủ yếu do nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng nhẹ. Thêm vào đó, khu vực FDI (gồm dầu thô) với 17,6 tỉ USD xuất siêu giúp cán cân thương mại duy trì trạng thái tích cực.
Việt Nam đạt thặng dư thương mại 6, 5 tỉ USD nhờ vào khu vực FDI  - Ảnh 1.

Tình hình tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các giai đoạn từ 7/2017 - 7/2020. (Ảnh: Mirae Asset).

Theo báo cáo tình hình xuất khẩu tháng 7 và 7 tháng đầu năm của Công ty Chứng khoán Mirae Asset, tình hình xuất khẩu (XK) 7 tháng đầu năm tăng trưởng trở lại, cán cân thương mại vẫn duy trì mức dương

Cụ thể, trong tháng 7/2020, XK của Việt Nam ước tính đạt 23 tỉ USD, tăng nhẹ 1,9% so với tháng trước và tăng 0,3% so với cùng kì năm ngoái. Hoạt động XK cho thấy được khả năng duy trì đà phục hồi từ tháng 5/2020 với mức tăng của tháng 5 và tháng 6 lần lượt là 9,1% so với tháng trước đó và tăng 17,6% so với cùng năm 2019.

Tính chung 7 tháng vừa qua, kim ngạch XK trở lại tăng trưởng dương 0,2% so với cùng kì năm ngoái, đạt 145,8 tỉ USD.

Trong đó, XK sang ASEAN tiếp tục suy giảm trong 7 tháng đầu năm khi chỉ đạt 12,8 tỉ USD, giảm 15,4% so với cùng kì năm 2019. Nhu cầu của các thị trường châu Á chủ chốt khác như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng tiếp tục tiêu cực với mức giảm lần lượt 5% và 0,4% cùng kì. 

Ngược lại, XK vào thị trường Mỹ khởi sắc hơn khi đạt 37,9 tỉ USD, tăng 15,0% so với năm ngoái, sau khi ghi nhận mức tăng trưởng 10,3% cùng kì trong 6 tháng đầu năm 2020. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu vào Trung Quốc cũng cải thiện với 23,5 tỉ USD, tăng  18,4% so với cùng kì.

Mảng XK các mặt hàng điện tử và máy móc tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, ở mức lần lượt 24,3% và 27,1% cùng kì năm ngoái. Ngược lại, XK của Việt Nam trong mảng điện thoại, dệt may, giày dép, thủy sản, nông sản tiếp tục tăng trưởng âm.

Việt Nam đạt thặng dư thương mại 6, 5 tỉ USD nhờ vào khu vực FDI  - Ảnh 2.

Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam ra thị trường nước ngoài và theo mặt hàng chính. (Ảnh: Mirae Asset).

Về tình hình nhập khẩu (NK), tháng 7 ước đạt 22 tỉ USD, tăng 6,2% so với tháng trước nhưng tiếp tục giảm 2,9% cùng kì năm 2019. Tính đến 7 tháng đầu năm 2020, NK lũy kế đạt 139,33 tỉ USD, giảm 2,9% so với cùng kì năm ngoái.

Cụ thể, NK tháng 7 vẫn duy trì đà phục hồi tăng trưởng dương 6,2% so với tháng 6 sau khi chứng kiến tháng 6 tăng 14,0% so với tháng 5.

Tuy nhiên, việc NK nhiều loại nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước giảm mạnh như các mặt hàng vải, thép, nguyên phụ liệu dệt may, da giày,...

Cán cân thương mại trong 7 tháng đầu năm vẫn duy trì trạng thái thặng dư 

Cán cân thương mại trong tháng 7 vẫn duy trì trạng thái thặng dư 1,0 tỉ USD và 6,5 tỉ USD trong 7 tháng đầu năm 2020, tăng xấp xỉ 280% so với năm ngoái và xác lập mức cao kỉ lục mới trong 5 năm trở lại đây. Điều nay cho thấy, các chuỗi sản xuất và cung ứng của Việt Nam với thế giới vẫn được đảm bảo.

Việt Nam đạt thặng dư thương mại 6, 5 tỉ USD nhờ vào khu vực FDI  - Ảnh 3.

Trong 7 tháng đầu năm, ngoại trừ tháng 1 và tháng 4 có cán cân thương mại âm, các tháng còn lại tiếp tục duy trì thặng dư cán cân thương mại do các biện pháp tích cực hỗ trợ từ Chính phủ và đóng góp của khi vực FDI. (Ảnh: Mirae Asset).

Thặng dư thương mại tăng vọt chủ yếu do NK giảm, XK tăng nhẹ. Thêm vào đó, khu vực FDI (gồm dầu thô) với 17,6 tỉ USD xuất siêu giúp cán cân thương mại duy trì trạng thái tích cực.

Mirae Asset dự báo, hoạt động XK trong 5 tháng cuối năm 2020 còn gặp nhiều thách thức nhưng đã xuất hiện những tín hiệu tốt khi hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ 1/8, gia tăng cơ hội xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sang EU, đặc biệt là các nhóm hàng dệt may, da giày, nông - lâm - thủy hải sản.

Đồng thời, việc tái mở cửa từng bước của các nước châu Âu cùng với hoạt động sản xuất đang dần cải thiện ở các đối tác thương mại chính như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật …sẽ góp phần làm gia tăng nhu cầu đối với hàng hóa Việt Nam.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.