Vietinbank lãi đến 11.780 tỉ đồng

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Vietinbank năm 2019 là 11.780 tỉ đồng, tăng 5.221 tỉ đồng so với năm 2018. Đáng chú ý, chi phí dự phòng rủi ro của nhà băng này trong năm 2019 lên đến hơn 13.000 tỉ đồng, trong khi năm 2018 chỉ hơn 7.800 tỉ.

Ngày làm việc cuối cùng của năm Kỉ Hợi, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019 với khoản lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc, mức tăng lên đến 80% so với năm 2018.

Vietinbank lãi 11.780 tỉ đồng, tăng trưởng 80% so với năm 2018 - Ảnh 1.

Lợi nhuận Vietinbank giai đoạn 2015-2019. (Đồ hoạ: Quốc Minh).

Thu nhập lãi thuần của ngân hàng trong năm 2019 đạt 33.199 tỉ đồng, trong khi đó, năm 2018 chỉ ở mức 22.212 tỉ, tức tăng đến 49%. 

Năm 2019, các chỉ tiêu tài chính khác của Vietinbank như lãi từ hoạt động dịch vụ, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh cũng đều tăng trưởng ấn tượng trên hai con số.

Cụ thể, năm 2019, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 46%, đạt 4.056 tỉ đồng; lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 120%, đạt 1.565 tỉ đồng; lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng 35%, đạt 366 tỉ đồng.

Đáng chú ý, trong năm 2019, chi phí dự phòng rủi ro của Vietinbank lên đến hơn 13.000 tỉ đồng, trong khi năm 2018 chỉ hơn 7.800 tỉ. Tuy nhiên, với thu nhập tăng mạnh, sau khi trích lập dự phòng, lãi trước thuế của Vietinbank năm 2019 vẫn tăng trưởng ấn tượng.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Vietinbank năm 2019 là 11.780 tỉ đồng, tăng 5.221 tỉ đồng so với năm 2018, tương ứng mức tăng trưởng 80%. Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi ròng còn 5.275 tỉ đồng, con số kỉ lục từ trước đến nay của Vietinbank.

Tính đến ngày 31/12/2019, tổng tài sản Vietinbank đạt 1,241 tỉ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Tỉ lệ nợ xấu giảm từ 1,59% hồi đầu năm xuống còn 1,16%.

Vietinbank lãi 11.780 tỉ đồng, tăng trưởng 80% so với năm 2018 - Ảnh 2.

Bảng xếp hạng lợi nhuận các ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh năm 2019. (Đồ hoạ: Quốc Minh).

Như vậy, đến thời điểm này, Vietinbank đang là ngân hàng có lợi nhuận cao thứ ba trong hệ thống các nhà băng đã công bố kết quả kinh doanh năm 2019, sau quán quân Vietcombank có lãi tỉ USD và Techcombank với lợi nhuận 12.838 tỉ đồng.

Cùng nhóm ngân hàng có lãi vượt mốc 10.000 tỉ với Vietcombank và Techcombank là BIDV (10.768 tỉ đồng), VPBank (10.334 tỉ đồng) và MBBank (10.000 tỉ đồng).

Trong khi đó, dù chưa công bố báo cáo tình hình lợi nhuận trong năm 2019 nhưng mới đây, HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã ban hành Nghị quyết giao Ban điều hành dự thảo báo cáo trình ĐHĐCĐ thường niên, thông qua kế hoạch kinh doanh 2020.

Eximbank đặt mục tiêu tổng tài sản trong năm 2020 đạt 190.000 tỉ đồng. Huy động vốn đạt 161.000 tỉ đồng và dư nợ tín dụng đạt 127.345 tỉ đồng.

Ngân hàng cũng đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và trích bổ sung dự phòng tất toán trái phiếu VAMC là 2.400 tỉ đồng. Tỉ lệ nợ xấu nội bảng dưới 1,8%.

Cuối tháng 11/2019, Eximbank thông báo về việc triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019, dự kiến tổ chức ngày 5/3/2020 tại TP HCM.

Theo quyết định, danh sách cổ đông tham dự sẽ được chốt vào ngày 12/12/2019, để thực hiện quyền ứng cử, đề ửng người vào HĐQT và quyền tham gia Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019.

Một trong những nội dung chính của cuộc họp đại hội cổ đông bất thường này là bầu bổ sung thêm một thành viên HĐQT vào nhiệm kỳ 2015-2020, theo kiến nghị của một nhóm cổ đông trước đó.



chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.