Vẻ xinh đẹp, sang chảnh của hot girl số 1 Malaysia | |
Chàng Tây quỳ gối cầu hôn bạn gái Việt giữa phố cổ Hà Nội |
Vẫn là bài toán chi tiêu gia đình thôi các mẹ ạ. Phàm những cặp vợ chồng cùng ăn, cùng làm thì ắt đã có khi cãi cọ chuyện kinh tế rồi, nếu một người nghỉ ở nhà, một người làm việc còn rắc rối hơn. Đau đầu trăn trở vì chuyện tiền mãi chẳng xong, bà mẹ trẻ có nick Facebook là B.T.L mới lên một nhóm kín của riêng các chị em phụ nữ để phàn nàn về cuộc sống gia đình hiện tại của mình. Chị kể, chị chỉ có đồng lương ít ỏi nhưng lắm thứ phải chi, đã thế, chồng chị lại không thông cảm mà còn cằn nhằn, vặn vẹo vợ cứ mỗi dịp hết tháng lương về nữa.
Đoạn chia sẻ về chi tiêu gia đình của chị B.T.L trên nhóm dành cho chị em phụ nữ. |
Những ghi chép trên đây là thu chi của gia đình chị trong vòng 6 tháng khi chị nghỉ làm ở nhà để sinh em bé thứ 2. Chị L. có tiền bảo hiểm chi trả, cộng với khoản tiền buôn bán bánh kẹo dịp Tết, tính ra cũng vào khoảng 4,2 triệu mỗi tháng. Theo như bảng thống kê này, hai vợ chồng chị L. có mức thu nhập ngang ngửa nhau, thậm chí chị vợ còn cao hơn chồng 200 ngàn. Mỗi tháng, anh chồng chi 2 triệu nộp cho ông bà tiền ăn của cả nhà, đưa vợ 500 ngàn, còn lại 1,5 triệu anh cầm để chi tiêu riêng cho cá nhân.
Tuy nhiên, con nhỏ và hay ốm nên tiền chi ra mua đồ ăn dặm, rồi thuốc thang cho các cháu bé cũng hết nhiều. Đứa nhỏ tính sơ sơ cũng phải gần 2 triệu, đứa lớn cũng vậy. Ngoài ra còn tiền cưới hỏi, thăm nom, điện thoại… Cộng sơ sơ các khoản vào cũng vượt quá số tiền lương chị lấy về hàng tháng. Trong khi đó, chồng chị giữ đến 1,5 triệu tiêu riêng, đã vậy còn luôn chê chị... tiêu hoang và chất vất vợ "tiêu gì mà lắm thế" mỗi khi chị nhắc đến chuyện tiền. Đây chính là nỗi bất bình của người làm vợ là chị L.
Là một nhân viên y tế học đường bình thường nên thu nhập của chị L. cũng chẳng được là bao. Ảnh minh họa. |
Chị L. cho hay, bình thường thì không nói làm gì, nhưng khi sinh thêm con, mọi thứ tốn kém, việc tằn tiện chi tiêu đã đau đầu lắm rồi mà anh nhà chị lại không hiểu chuyện. Chị L. chẳng biết kê khai thế nào và bất lực trước thái độ không muốn hiểu của chồng. Đi làm vất vả lại nuôi con nhỏ, nhiều lúc chị L. cảm thấy áp lực vô cùng.
Chồng chị L. thu nhập 4 triệu/tháng nhưng đã đưa cho ông bà 2 triệu tiền ăn, còn lại đưa chị 500 ngàn để chi tiêu thêm. Ảnh minh họa. |
Nghe câu chuyện này, nhiều chị em đã cảm thấy bức xúc, thương cho chị L. Họ khuyên chị cần phải lên tiếng ngay lập tức. Bạn Mỹ Duyên Nguyễn góp ý: "Chị bảo chồng chị cầm tiền một tháng, tiêu thử xem, có khi âm sang cả tháng sau. Chẳng có đồng nào dành cho chị, quần áo, mỹ phẩm nay ít ra thèm ăn gì đấy cũng không có. Nuôi hai đứa con mỗi tháng đưa 500 ngàn mà còn hỏi tiêu gì tiêu lắm ư? Chả biết phải nói gì nữa, sao không kiếm tiền nhiều hơn mà bắt vợ tiêu ít đi?"
Những ý kiến bức xúc của chị em trước chuyện chị L. |
Không chỉ chị em, một đấng mày râu như bạn Thành Công Nguyễn cũng phải lên tiếng: "Vợ tiêu chỗ này mất 4,4 triệu. Vợ có 4,2 triệu, chồng đưa 500 ngàn là 4,7 triệu, còn thừa 300 ngàn. Vợ tôi hỏi là tiền đấy có đủ mua kem đánh răng khăn mặt, xà phòng các loại và băng vệ sinh không. Mình chưa thấy bạn chi tiêu cho bản thân. Bạn là một người vợ đáng trân trọng."
Một số người khác thì may mắn hơn khi có không những chồng, mà cả bố mẹ chồng hỗ trợ chuyện chi tiêu, như bạn Hoàng Hải Yến chẳng hạn: "Chồng mình đi làm với bố mẹ, mình ở nhà trông con. Cơm nước tất cả tiền mạng ông bà cũng cho hết. Chồng mình thường làm 17-20 triệu đám đình cưới xin, bỉm cho con với chơi phường 6 triệu. Còn lại mình chi tiêu mua sắm quần áo cho mình. Thích gì thì tiêu nấy, chồng mình chẳng bao giờ hỏi tiền đi làm để đâu hoặc chả bao giờ nói mình mua sắm. Có khi mẹ chồng tháng cho 2-3 triệu tiêu thêm".
Những chia sẻ của chị em về cách chi tiêu của nhà mình. |
Chị L. tâm sự, ở nhà được 6 tháng thì vậy nhưng khi hết kỳ nghỉ thai sản, chị lại phải trở lại nơi công tác. Theo lời chị L., chị hiện đang làm y tế học đường ở một tỉnh vùng cao, chồng chị là công chức nhà nước ở dưới quê. Chị và chồng chia nhau mỗi người chăm sóc một đứa con, đứa nhỏ mới 6 tháng tuổi thì phải theo mẹ xa nhà. Từ đây, tiền chi ra lại càng phải nhiều hơn vì phải đi lại thăm nom. Cuộc sống của chị và chồng lại càng trở nên eo hẹp. Một mình chị đi làm ở nơi góc núi phải trang trải cho bản thân và nuôi đứa con nhỏ, chồng chị lúc này không gửi thêm cho chị 500 ngàn mỗi tháng nữa.
Thêm vào đó, vì có một thân một mình nơi đất khách quê người nên chị L. cũng phải thuê người giúp mình chăm con. Cũng may là ở vùng cao nên chi phí thuê một tháng chị L. chỉ phải trả khoảng 1,8 triệu đồng. Không có cách khác để có thu nhập, chị trông vào lương và 1 triệu/tháng bà ngoại cấp đỡ. Có mẹ đỡ đần nhưng chỉ được có một chút ít nên với chị mà nói thì mọi thứ vẫn hạn hẹp lắm.
Chị L. bảo, đọc những dòng bình luận của các chị em khác, chị cũng được khuây khỏa chút ít, nhưng chuyện tính toán trong nhà thì chẳng ai làm hộ chị được. Nhiều người hiến kế cho chị cách chăm con cho đỡ ốm, cắt giảm khoản sữa của con, nhưng chị vẵn loay hoay chưa biết tính sao. Chị chỉ mong một điều, anh chồng sẽ là người bạn cùng gánh vác với vợ, nếu không lo thêm được cho các con thì chí ít cũng đừng vặn vẹo hỏi vợ đã tiêu những gì chỉ với số tiền quá ít ỏi trong tay.