Vụ phân bón Thuận Phong giờ ra sao?

Đây là vụ việc kéo dài hơn hai năm nay, đã qua nhiều cấp xử lý với các quan điểm trái chiều.

Ngày 31-1, Văn phòng Ban chỉ đạo 389 phối hợp cùng Tổng cục Hải quan tổ chức buổi họp báo thông tin về tình hình, kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2017.

Tại cuộc họp, hàng loạt câu hỏi liên quan đến việc xử lý sai phạm của Công ty Cổ phần Sản xuất-Thương mại Thuận Phong (gọi tắt là Công ty Thuận Phong, trụ sở đặt tại Đồng Nai) được báo chí đặt ra.

Ông Đàm Thanh Thế, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389, cho biết đối với các vụ việc nổi cộm thời gian qua, trong đó có vụ phân bón Thuận Phong, văn phòng thường xuyên nhận được các báo cáo. Nhưng việc điều tra thì phải theo luật. Khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thời hiệu ra sao thì cơ quan điều tra sẽ phối hợp với cơ quan chức năng căn cứ vào quy định pháp luật. Ông Thế cũng cho rằng phải tin tưởng vào tinh thần thượng tôn pháp luật.

“Có những việc trong phạm vi khác, ở đây không thể nói một cách tỉ mỉ được. Ví dụ liên quan đến hoạt động của cơ quan điều tra, giám định trong thời hạn, thời hiệu bao lâu đều phải theo luật. Cơ quan điều tra đã có VKS giám sát cho nên sẽ tuân thủ pháp luật, nếu không đương nhiên là vi phạm. Nếu báo chí phát hiện các dấu hiệu vi phạm thì có thể trao đổi với văn phòng để tham mưu với cấp trên” - ông Thế nói.

vu phan bon thuan phong gio ra sao

Tại buổi họp báo của Văn phòng Ban chỉ đạo 389 phối hợp cùng Tổng cục Hải quan, nhiều câu hỏi về vụ phân bón Thuận Phong tiếp tục được PV các báo nêu ra. Ảnh: TUYẾN PHAN

Trong khi đó, phát biểu tại buổi họp báo này, ông Trần Hùng, Cục phó Cục Quản lý thị trường, cho biết liên quan đến vụ việc này, mới đây Bộ Tư pháp đã có một cuộc họp. Tại buổi làm việc này, các tài liệu thu thập được cho thấy Công ty Thuận Phong có đầy đủ ba dấu hiệu của hành vi sản xuất phân bón giả.

Trước đó, như báo Pháp Luật TP.HCM đã đưa tin, ngày 24-4-2015, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cùng Đoàn 389 tỉnh Đồng Nai kiểm tra nơi sản xuất của Công ty Thuận Phong. Tại thời điểm trên, đoàn kiểm tra phát hiện công nhân đang chiết rót phân bón dạng nước từ bồn chứa vào chai nhựa mang nhãn hiệu Vitol, nhãn sản phẩm ghi nguồn gốc “Made in USA”…

Quá trình xử lý vụ phân bón Thuận Phong đã kéo dài hơn hai năm nay với các luồng quan điểm khác nhau. Tháng 5-2016, UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định xử phạt hành chính Công ty Thuận Phong hơn 509 triệu đồng vì có bảy sai phạm trong kinh doanh phân bón. Lúc đó Công an tỉnh Đồng Nai cũng có quyết định không khởi tố hình sự.

Việc xử lý này theo nhiều cơ quan là không thỏa đáng, không đúng với tính chất, mức độ vi phạm của Công ty Thuận Phong. Theo Bộ KH&CN và Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp… Công ty Thuận Phong đóng chai, dán nhãn gốc bằng tiếng Anh, nhãn phụ bằng tiếng Việt thể hiện sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, trong khi hàng hóa sang chiết tại Việt Nam là hành vi giả mạo bao bì hàng hóa, giả mạo nơi sản xuất, đóng gói hàng hóa. Chiếu theo Nghị định số 185/2013 của Chính phủ, hàng hóa vi phạm dán nhãn như trên là hàng giả.

Trong khi đó, Bộ Công an cho rằng không thể khởi tố vụ án sản xuất phân bón giả đối với Công ty Thuận Phong vì không đủ căn cứ.

Trước tình hình trên, tháng 11-2016, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã tiếp tục làm việc với các bộ, ngành liên quan và đi đến kết luận Công ty Thuận Phong có dấu hiệu sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón.

Phó Thủ tướng giao cơ quan có thẩm quyền tiếp tục xử lý vi phạm của Công ty Thuận Phong theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Đến cuối tháng 5-2017, VKSND Tối cao có văn bản yêu cầu hủy quyết định không khởi tố vụ án hình sự đã nêu ở trên của Công an tỉnh Đồng Nai để tiếp tục điều tra làm rõ việc nhập khẩu phân bón hiệu Zap của Công ty Thuận Phong.

Ngày 12-6-2017, VKSND tỉnh Đồng Nai đã có Quyết định số 645/QĐ-VKS-P3 hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với Công ty Thuận Phong để tiếp tục điều tra.

Hiện vụ này đang được tiếp tục điều tra, xử lý.

vu phan bon thuan phong gio ra sao Nút thắt vụ án tại PVP Land và khoản tiền 19 tỷ tham ô

Phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh, Đinh Mạnh Thắng đang được tạm dừng theo yêu cầu của Viện kiểm sát để làm rõ khoản ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.