Vượt mặt Mỹ, Trung Quốc lên 'chủ xị câu lạc bộ kì lân' toàn cầu

Trong bản đồ startup kì lân thế giới năm 2020, 8 phần thuộc về Mỹ và Trung Quốc, hai phần sau dành cho các nước còn lại, dù hai quốc gia này chỉ chiếm 50% GDP toàn cầu và 25% dân số thế giới.

"Chủ xị câu lạc bộ kì lân" gọi tên Trung Quốc

"Kì lân" là tên dùng để chỉ các startup có định giá từ 1 tỉ USD trở lên. Theo bảng xếp hạng Hurun Global Unicorn Index năm nay, Trung Quốc có tới 6/10 công ty khởi nghiệp trị giá tỉ đô, đứng đầu là Ant Group thuộc Tập đoàn Alibaba. Đây là lần thứ hai liên tiếp Mỹ để Trung Quốc vượt mặt về số lượng startup kì lân.

Trung Quốc hiện nắm giữ 4 trong số 5 kì lân khởi nghiệp lớn nhất thế giới, đó là Ant Group, ByteDance, Didi Chuxing và Lufax Holding. 

Trung Quốc chiếm thế thượng phong trong 'Câu lạc bộ siêu kì lân' toàn cầu - Ảnh 1.

10 "siêu kì lân" toàn cầu năm 2020 theo BXH của Hurun Global Unicorn Index.

Nhìn vào bảng xếp hạng này có thể thấy dịch bệnh, cùng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày một căng thẳng vẫn không cản được các công ty Trung Quốc khởi nghiệp. Đồng thời, tài sản của các tỉ phú hàng đầu ở Trung Quốc vẫn tăng mạnh.

Xét về số lượng, năm 2020, thế giới có 586 công ty khởi nghiệp kì lân có vốn từ 1 tỉ USD trở lên, tăng 82 công ty so với năm 2019. Mỹ dẫn đầu với 233 công ty, sát nút phía sau là Trung Quốc với 227 startup.

Đứng đầu danh sách là siêu kì lân Ant Group, công ty vận hành ứng dụng Alipay thuộc Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba Trung Quốc. Startup này được định giá 150 tỉ USD vào năm 2018, gấp 150 lần trị giá của VNG - startup kì lân đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cho đến nay.

Tiếp theo là ứng dụng TikTok - "miếng ngon béo bở" khiến Mỹ và Trung Quốc tranh giành kịch liệt hiện nay. TikTok thuộc công ty ByteDance, được định giá 80 tỉ USD. Tổng thống Donald Trump từng đưa ra cảnh báo sẽ cấm TikTok nếu ByteDance không bán ứng dụng này cho một công ty Mỹ.

Ứng dụng gọi xe nổi tiếng tại đất nước tỉ dân Didichuxing là siêu kì lân đứng thứ ba trong danh sách với tổng giá trị đạt 50 tỉ USD. 

Ba công ty tiếp theo là Lufax đứng thứ 4, Kuaishou vị trí thứ 8 và Cainiao vị trí thứ 9, được định giá dao động từ 27 tỉ USD đến 38 tỉ USD mỗi công ty.

Mặc dù là startup lớn nhất nước Mỹ nhưng kì lân SpaceX của tỉ phú Elon Musk cũng bị Trung Quốc cho "ngửi khói" khi chỉ đứng thứ 5 trong danh sách với tổng giá trị ước đạt 36 tỉ USD.

Có thể thấy, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục thống trị "câu lạc bộ kì lân" toàn cầu. Nhưng từ những số liệu đã được thống kê, trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc đã lên đóng vai trò "chủ xị". 

Bên ngoài trụ sở của ANT Group, startup hiện được định giá 150 tỷ USD, tại Hàng Châu, Trung Quốc. (Ảnh: Bloomberg).

Bên ngoài trụ sở của ANT Group, startup hiện được định giá 150 tỷ USD, tại Hàng Châu, Trung Quốc. (Ảnh: Bloomberg).

Startup kì lân - động lực tăng trưởng cho nền kinh tế đại lục

Năm 2020, Bắc Kinh dẫn đầu top 5 thành phố có lượng startup phát triển mạnh mẽ nhất với 93 kì lân. Qua các lĩnh vực hoạt động của các startup kì lân Trung Quốc có thể thấy rõ được sự quan tâm của các công ty công nghệ Trung Quốc. 

Hiện có 39 kì lân tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử, 21 startup phát triển AI, 18 công ty công nghệ tài chính, 16 kì lân tham gia lĩnh vực logistic và 16 startup trong công nghệ y tế.

SCMP nhận định, tốc độ phát triển nhanh của startup kì lân cho thấy sự nỗ lực của Trung Quốc trong công cuộc đại phục hưng nền kinh tế, đặc biệt nhằm thu hẹp khoảng cách với Mỹ. "Kì lân" đã giúp Trung Quốc lọt vào top có nhiều công ty sáng tạo nhất thế giới, bất chấp căng thẳng thương mại.

Vài năm trở lại đây, Trung Quốc chứng kiến sự bùng nổ của doanh nghiệp mới thành lập nhờ các chính sách khuyến khích khởi nghiệp của chính phủ. Chỉ riêng trong năm 2019, trung bình mỗi ngày Trung Quốc có thêm gần 20.000 doanh nghiệp đăng kí mới. Tinh thần khởi nghiệp lên cao cũng giúp tăng thêm nhiều startup thành công, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, tờ Nikkei cho biết. Có thể thấy, nước này đang ở thời điểm vàng của giới startup.

Các startup, đặc biệt là startup kì lân sẽ là điểm tựa tương lai cho nền kinh tế đại lục. (Ảnh: IC/Global Times).

Các startup, đặc biệt là startup kì lân sẽ là điểm tựa tương lai cho nền kinh tế đại lục. (Ảnh: IC/Global Times).

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, sự bùng nổ startup công nghệ tại Trung Quốc đang có chiều hướng chững lại, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang đối mặt những thách thức lớn nhất từ phía Mỹ và đại dịch Covid-19. 


chọn
Thói quen M&A bất động sản của nhà đầu tư đang thay đổi
Thị trường bất động sản 2024 đã chứng kiến xu hướng M&A mới. Thay vì chỉ tập trung vào dự án đã hoàn thành pháp lý, có giấy phép xây dựng, nhà đầu tư dần chấp nhận dự án chưa đủ thủ tục pháp lý.