Vượt qua người khổng lồ: Lời thì thầm của nguyên tắc 4P

Search cụm từ “Vượt qua người khổng lồ, Tân Hiệp Phát” trên Google, sau 0,3 giây cho ra 425.000 kết quả. Câu chuyện về nữ doanh nhân Việt Nam Trần Uyên Phương ra mắt sách tại New York vào ngày Quốc khánh Việt Nam (2/9/2018) được báo chí trong nước và quốc tế quan tâm đặc biệt. Sự quan tâm không chỉ đến từ việc đây là lần đầu tiên sách của một tác giả Việt Nam được ForbesBooks lựa chọn xuất bản, mà còn bởi cuốn sách một lần nữa kể về hành trình Tân Hiệp Phát theo một cách khác: Cách đối mặt và vượt qua những người khổng lồ.
vuot qua nguoi khong lo loi thi tham cua nguyen tac 4p
“Vượt lên người khổng lồ” là cuốn sách đầu tiên của một tác giả Việt Nam được ForbesBooks lựa chọn xuất bản và ra mắt tại New York.

Viết sách để khích lệ tinh thần kinh doanh

Gặp Uyên Phương vào một ngày hè đầy nắng, cô gái trẻ với chất giọng ấm áp, nhẹ nhàng kể cho tôi nghe về cuốn sách sắp xuất bản mà cô viết chung với hai người bạn, đến từ hai nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới là Jackie Horne (nhà báo, người Anh) và John Kador (chuyên gia, người Mỹ).

Với cường độ công việc đậm đặc, thời gian và động lực nào khiến Uyên Phương viết sách? Tôi tò mò đặt câu hỏi. Uyên Phương mỉm cười bảo, cô cùng 2 đồng tác giả đã ấp ủ viết cuốn sách này mấy năm nay. Cô và các đồng tác giả cùng viết với khát vọng khích lệ và kết nối tinh thần kinh doanh trên toàn cầu.

Bên tách trà Việt Nam, Uyên Phương chia sẻ, những lúc thảnh thơi ngoài công việc, cô thường suy nghĩ, tìm chọn cho mình một sứ mệnh đáng nhất trên cuộc đời.

Là con gái cưng của một gia tộc doanh nhân, Uyên Phương có đủ điều kiện để trải nghiệm cuộc sống theo những cách mà cô mong muốn. Nhưng không phải là chọn nơi nào sang nhất, đẹp nhất để tận hưởng cuộc sống, mà nên sống sao cho đáng nhất và có ý nghĩa nhất, đó mới chính là câu hỏi lớn nhất trong tâm tư cô gái trẻ.

Ở tuổi 30, cô quyết định viết sách như một cách để chia sẻ những trải nghiệm, những giá trị sống và cũng là một cách để lắng nghe tâm tư sâu thẳm của chính mình.

Cuốn sách đầu tay Uyên Phương viết có cái tên thật giản dị: “Chuyện nhà Dr. Thanh”. Cuốn sách đã hé lộ tâm tư của cô gái trẻ khi trong một bức thư gửi cho ba, cô viết:

“Con thấm thía triết lý của ba, dù gì cũng chỉ sống được một lần, sống cho đáng để sống… Con muốn được có nhiều người giỏi xung quanh con, con cũng muốn bảo vệ, che chở cho những người có năng lực, có mục đích sống.

Có những người giỏi hơn mình ở xung quanh và học cách để biết sử dụng trí tuệ của mình và của người khác để mang lại những điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống, đó sẽ là 'bài tập' lớn của chúng con”.

Nếu cuốn sách đầu tiên Uyên Phương chinh phục bạn đọc Việt Nam ở cách viết chân thực từ trái tim, viết về những cảm nhận sâu sắc về tình thương và sự rèn rũa khắc nghiệt về nhân cách sống, mục đích sống từ người cha quả cảm cùng người mẹ có nghị lực phi thường trong gia đình Tân Hiệp Phát, thì ở cuốn sách thứ hai, “Vượt lên người khổng lồ”, Uyên Phương thể hiện một giá trị khác hẳn.

Cuốn sách thể hiện tầm nhìn và khát vọng của một doanh nhân Việt, muốn tiếp bước cha, “nâng bước chân” người khổng lồ Tân Hiệp Phát bước sang các thị trường quốc tế.

Từng là đối thủ, lại cùng ngành, thừa nhận nhau đã khó, nhưng William M. Doheny, Cựu Tổng giám đốc Coca-Cola Việt Nam đã đánh giá: “Vượt qua người khổng lồ là câu chuyện tuyệt vời về động lực, sự kiên trì và chấp nhận rủi ro.

Hành trình trình của Dr. Thanh từ trại trẻ mồ côi đến việc thành lập và dẫn dắt doanh nghiệp nước giải khát lớn nhất Việt Nam sẽ là nguồn cảm hứng đối với các doanh nhân trên toàn thế giới”.

Đúng như William cảm nhận, cô gái trẻ Uyên Phương đang tiếp nối cha mình, gieo niềm cảm hứng kinh doanh cho các bạn trẻ trên nhiều thị trường quốc tế.

Những cuộc nói chuyện với các sinh viên, các doanh nhân tại châu Mỹ, châu Âu, châu Úc và sắp tới là châu Á sẽ được Uyên Phương thực hiện trong một niềm tin rằng, năng lực con người là vô tận và mọi cá nhân đều có giá trị đặc biệt để cống hiến. Nếu cùng thắp lên khát vọng, con người sẽ gần nhau hơn, cuộc sống sẽ giá trị hơn.

Lời thì thầm của nguyên tắc 4P

Đọc tác phẩm thứ hai của Uyên Phương, Giáo sư Đại học Công nghệ Nanyang, ông Vu N. Dương đánh giá, cuốn sách chia sẻ một câu chuyện đáng kinh ngạc về sự phát triển của một công ty Việt Nam.

Ở đó có những hiểu biết sâu sắc về việc kết hợp kiến thức nội địa với kinh nghiệm quốc tế để sáng tạo ra các thương hiệu có thể cạnh tranh trên tầm toàn cầu.

vuot qua nguoi khong lo loi thi tham cua nguyen tac 4p

Vậy tác giả của “Vượt lên người khổng lồ” đã làm thế nào để tạo nên một cuốn sách giá trị và nhiều cảm hứng trên bình diện quốc tế?

Nữ doanh nhân Việt Nam không ngần ngại kể cho bạn đọc nghe về cách tạo ra các sản phẩm nội địa đích thực, nương theo nguyên tắc 4P lừng danh như một chìa khóa giúp Tân Hiệp Phát xây dựng 3 thương hiệu (Nước tăng lực Number 1, Trà xanh Không độ và Trà thảo mộc Dr. Thanh), gắn liền với thành công của Tập đoàn.

4 nguyên tắc đó là sản phẩm, giá cả, quảng bá và địa điểm, viết tắt là 4 chữ P, theo ngôn ngữ quốc tế.

Khi viết về nguyên tắc địa điểm, Uyên Phương dừng lại lâu hơn với đánh giá, đây là nguyên tắc quan trọng nhất và là yếu tố cần được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất.

“Thành công của một sản phẩm phụ thuộc vào sự hiểu biết về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và địa điểm sẽ bán sản phẩm, đặc biệt là trong ngành FMCG. Một trong những yếu tố chính dẫn đến thành công là sản phẩm phải luôn sẵn có. Định nghĩa địa điểm một cách truyền thống là bán sản phẩm tại địa điểm mà khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận”, cô viết.

Trong quá khứ, địa điểm là cửa hàng thật, nhưng dần dần khái niệm này trở thành địa điểm trực tuyến hoặc ảo. Song, địa điểm còn có một ý nghĩ khác quan trọng hơn - và ý nghĩa này rất dễ bị bỏ qua trong một thế giới kết nối ảo, đó là người tiêu dùng rất chú ý nguồn gốc xuất xứ của công ty hoặc sản phẩm, bởi vì họ muốn hỗ trợ cộng đồng địa phương. Xu hướng này trở nên đặc biệt đáng chú ý ở các thị trường phát triển.

Ngày nay, các công ty đa quốc gia luôn nỗ lực biến thương hiệu toàn cầu của họ thành thương hiệu địa phương được ưa chuộng tại bất cứ nơi nào có thể.

Dựa trên ngôn ngữ, văn hóa và môi trường của thị trường mục tiêu, họ trau chuốt sản phẩm và thông điệp thương hiệu của mình để có ảnh hưởng lớn nhất. Và có cả một thuật ngữ về chiến lược này: Bản địa hóa toàn cầu (còn gọi là glocalization).

Các hãng có thể chọn cách bản địa hóa tất cả mọi thứ, từ chiến dịch quảng cáo và bao bì sản phẩm cho đến chính sản phẩm đó. Khi xu hướng này bắt đầu vào những năm 1980, nó chỉ gồm sự thay đổi cơ bản như dịch các tài liệu thương hiệu sang ngôn ngữ địa phương.

Nhưng vào đầu những năm 1990, xu hướng này phát triển thành điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ để phù hợp với thị hiếu và văn hóa địa phương.

“McDonald's là một trong những nhà tiên phong mở rộng thị trường quốc tế vào thập kỷ 1990. Tại Ấn Độ, nơi bò được tôn thờ, họ bán bánh mì kẹp thịt cừu và các sản phẩm không phải thịt bò khác.

Ở Trung Quốc và các nước châu Á khác, họ thêm cơm vào thực đơn. Thương hiệu này cố gắng sử dụng quảng cáo địa phương, truyền thông xã hội và các kênh quảng bá đại chúng để thúc đẩy sự tiếp nhận sản phẩm của người dân địa phương”, cuốn sách viết.

Trong hành trình mang câu chuyện kinh doanh và tri thức của mình chia sẻ với bạn đọc quốc tế, trả lời phỏng vấn tờ Sunday Business Post mới đây, Uyên Phương chia sẻ, Tập đoàn sẽ chọn Ireland làm cánh cổng cho kế hoạch mở rộng vào thị trường châu Âu.

Sản phẩm của Tập đoàn đã có mặt tại gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Việt Nam, bao gồm cả Úc và Trung Quốc.

Quyết định giữ lại Tân Hiệp Phát chứ không bán cho Coca-Cola với giá 2,5 tỷ USD từ năm 2012 được đưa ra bởi TS. Trần Quí Thanh - cha của Uyên Phương. Trong ông luôn cháy bỏng khát vọng xây dựng một công ty Việt Nam có các sản phẩm đủ sức vươn ra toàn cầu.

Dù không chọn phương án bán lại cho Coca-Cola, nhưng quãng thời gian đàm phán đã dạy cho Uyên Phương rất nhiều về nghệ thuật đàm phán để không bị loá mắt bởi sức mạnh của một công ty đa quốc gia.

Cuốn sách chia sẻ nhiều câu chuyện giá trị cùng tầm nhìn rằng, châu Á đang trỗi dậy, đang tái định hình các quy tắc kinh doanh toàn cầu đã được đúc kết bởi các công ty đa quốc gia phương Tây trong nhiều thập kỷ.

Điều này buộc các tập đoàn đa quốc gia kiểu phương Tây phải tính đến những chiến lược mới. Như đánh giá của Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc FPT, ông Trương Gia Bình, cuốn sách là một nghiên cứu điển hình về kinh doanh ở châu Á.

“Một cuốn sách phải đọc”, ông Bình chia sẻ.

Dự kiến trung tuần tháng 10, “Vượt lên người khổng lồ” sẽ đến với bạn đọc Việt Nam. Cuốn sách sẽ tiếp tục chia sẻ hành trình khẳng định sức mạnh nội lực của một doanh nghiệp Việt, để từ đó khích lệ những nỗ lực sáng tạo, tự tin vượt qua mọi rào cản như tinh thần không gì là không thể mà người sáng lập Tân Hiệp Phát đã nêu lên.

McDonald's có giá trị khoảng 100 tỷ USD theo ghi nhận trên TTCK Mỹ. Phải chăng doanh nhân Uyên Phương đang học cách McDonald's làm, mang câu chuyện về Tân Hiệp Phát của Việt Nam đến gần hơn với các thị trường quốc tế như những bước đi tạo sự gần gũi, mở đường cho các sản phẩm trà Việt vươn tới toàn cầu?

vuot qua nguoi khong lo loi thi tham cua nguyen tac 4p Lộ mấy tỉ USD: Đại gia Việt được vào danh sách theo dõi

Một loạt doanh nhân Việt lộ diện túi tiền tỉ USD và lọt danh sách giàu nhất hành tinh. Thực tế, số người siêu giàu ở Việt Nam còn ...

vuot qua nguoi khong lo loi thi tham cua nguyen tac 4p Trần Uyên Phương: Người phụ nữ bé nhỏ 'đấu' lại gã khổng lồ

“Từ nhỏ tôi đã được cha dạy không được run sợ trước kẻ mạnh; lớn lên, đi du học, tôi mang kiến thức về cùng ...

vuot qua nguoi khong lo loi thi tham cua nguyen tac 4p Ra mắt sách 'Vượt lên người khổng lồ', bà Trần Uyên Phương trở thành tác giả VN đầu tiên trong 'bảng vàng' của Forbes

"Vượt lên người khổng lồ" của bà Trần Uyên Phương, Phó TGĐ Tập đoàn Tân Hiệp Phát là cuốn sách đầu tiên của nữ doanh nhân ...

chọn