Xây dựng khả năng đồng cảm cho trẻ độ tuổi mầm non

Khả năng đồng cảm sẽ giúp những đứa trẻ nhận biết cảm xúc của cha mẹ, người xung quanh và chính bản thân trẻ.

Đồng cảm - Empathy là gì?

Theo như từ điển Tâm lý học của Đại học Cambridge thì từ Empathy được định nghĩa như sau:

(Tạm dịch) Đồng cảm là:

1. Khả năng hiểu quan điểm của người khác để chia sẻ một cách gián tiếp cảm xúc, nhận thức và suy nghĩ của người kia.

2. Quá trình trải nghiệm những suy nghĩ, cảm xúc và nhận thức của người khác.

3. Một hình thức giao tiếp ngầm và không cần ngôn từ giữa hai người đã quen thuộc và thông hiểu nhau.

xay dung kha nang dong cam cho tre do tuoi mam non
Xây dựng khả năng đồng cảm cho trẻ độ tuổi mầm non.

Theo những nghiên cứu Theory of mind đưa ra những bằng chứng rằng: Trẻ em 2 tuổi nói về những mong muốn và cảm xúc; 3 và 4 tuổi nói về những suy nghĩ và bắt đầu tham gia vào những điều dối trá (Henry M. Wellman)

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cho tới trước khi 4 tuổi trẻ dễ dàng nhận ra một hành vi có mục đích hoặc hành vi dựa trên “Niềm tin sai”. Tuy nhiên trẻ lại rất khó khăn trong việc hiểu được quan điểm, cảm nhận và lý do hành động của người khác về sự kiện đó, tức là đứa trẻ đặt nó vào trung tâm của mọi sự kiện diễn ra xung quanh mình và nhận diện thế giới quan dựa trên tham chiếu chủ quan của bản thân.

Trong khi những trẻ 3- 4 tuổi biết rằng suy nghĩ là một sự kiện tâm thần bên trong (khác với nhìn, nói, hoặc chạm vào) và rằng nội dung trong suy nghĩ của một người (ví dụ như suy nghĩ về một con chó) không công khai hoặc hữu hình, tuy nhiên chúng không nhận ra dòng chảy liên tục của các ý tưởng và suy nghĩ có kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày và tham gia tích cực, tư duy suy nghĩ. Vì vậy, trẻ 7 tuổi và người lớn khẳng định rằng một người ngồi yên lặng với vẻ mặt trống rỗng vẫn đang trải qua "một số suy nghĩ và ý tưởng" và gần như không thể có một cái tâm trí hoàn toàn "không có ý nghĩ và ý tưởng"; nhưng trẻ em 5 và trẻ nhỏ hơn không chia sẻ những trực giác này (Flavell, Green, & Flavell, 1993, 1995).

xay dung kha nang dong cam cho tre do tuoi mam non
Tại sao khả năng đồng cảm lại quan trọng với trẻ nhỏ?

Tại sao khả năng đồng cảm lại quan trọng với trẻ nhỏ?

Đại học Harvard đã đưa ra báo cáo "The Children We Mean to Raise: Những Thông điệp thực sự về Các giá trị", trong đó đề cập rằng trẻ có thể đánh giá thành tích học tập và hạnh phúc cá nhân thông qua việc chăm sóc người khác. Trong báo cáo, các tác giả giải thích rằng các giá trị của trẻ phản ánh những gì họ tin rằng người lớn thấy là có giá trị. Sau những kết quả nghiên cứu này, dự án "Making Caring Common Project and the Ashoka Empathy Initiative" đã tạo ra một loạt các khuyến nghị để giảng dạy sự đồng cảm với trẻ em.

Với những ngôn ngữ đơn giản chúng ta có thể nhận ra rằng: Khả năng đồng cảm sẽ giúp những đứa trẻ biết và thực hành được:

- Nhận biết được cảm xúc và quan điểm của cha mẹ, bạn bè về một sự kiện trong cuộc sống

- Biết cách chia sẻ suy nghĩ của mình một cách chủ động đồng thời chia sẻ quan điểm của mình dựa trên việc nhận diện và đánh giá quan điểm của người khác

- Biết cách chia sẻ đồ chơi, thức ăn, thời gian.... với bạn bè

- Bộc lộ và kiểm soát cảm xúc phù hợp trước các sự kiện

- Dễ dàng hoà nhập vào nhóm đồng đẳng, kiến tạo các mối quan hệ bạn bè bền vững và lành mạnh.

xay dung kha nang dong cam cho tre do tuoi mam non
Làm thế nào để vun bồi khả năng đồng cảm cho trẻ nhỏ?

Làm thế nào để vun bồi khả năng đồng cảm cho trẻ nhỏ?

Giáo dục cảm xúc cho trẻ

Các chương trình Social Emotional Learning (SEL) có thể tìm kiếm rất nhiều trên Google với đa dạng nguồn gốc từ chương trình can thiệp cho những trẻ xuất thân từ các gia đình có SES ( Socioeconomic status) thấp, hoặc trẻ sống trong trại mồ côi; trẻ có khuyết tật về trí tuệ hoặc thể chất..... cho tới các chương trình của Bộ giáo dục Mỹ; Anh ; Úc.... dành cho trẻ trong các trường học từ Mầm non tới Đại học.

Để thực hiện tại nhà các bài học về giáo dục cảm xúc một cách đơn giản và vẫn hiệu quả các Cha mẹ có thể xem xét một số gợi ý sau:

Thứ nhất: Dạy con nhận diện cảm xúc

Xây dựng môi trường gia đình trong đó cha mẹ thường xuyên bộc lộ và chia sẻ cảm xúc của mình với người khác. Sự tương tác giữa cha mẹ trong việc chia sẻ câu truyện, bộc lộ cảm xúc với nhau sẽ giúp trẻ được nghe và tiếp xúc với những vốn từ phong phú về cảm xúc trong những năm đầu đời của con. Hãy thiết lập “1 giờ chia sẻ” trong gia đình. Khoảng thời gian mà cha mẹ cùng các con quây quần bên nhau để kể về ngày hôm nay của mình.

Dậy trẻ cách nhận diện cảm xúc thông qua việc biểu hiện bên ngoài bằng nét mặt, ánh mắt và cử chỉ….. Theo Học thuyết bánh xe cảm xúc- The Wheel of Emotions của Robert Plutchick, có 8 cảm xúc cơ bản: vui, buồn, tin tưởng, ghê tởm, giận dữ, ngạc nhiên và kỳ vọng. Bánh xe cảm xúc được ví với bánh xe màu sắc, nơi các màu sắc cơ bản trộn lẫn nhau để tạo ra các màu khác. Các cảm xúc cơ bản cũng sẽ trộn lẫn vào nhau và tạo ra nhiều cảm xúc khác. Ví dụ, sự kỳ vọng kết hợp với niềm vui sẽ tạo ra sự lạc quan.

xay dung kha nang dong cam cho tre do tuoi mam non
Dạy con nhận diện cảm xúc.

Tương đương với các cảm xúc cơ bản sẽ có những khuôn mặt phù hợp thể hiện ra bên ngoài cảm xúc đó. Chúng ta có thể dậy cho trẻ cách nhận biết tâm trạng và sử dụng từ ngữ phù hợp với khuôn mặt đó. Cha mẹ sẽ làm mẫu khi chỉ vào khuôn mặt và nói “Mặt buồn; Mặt vui….” đối với trẻ nhỏ dưới 1,5 tuổi hoặc “Bạn đang buồn đấy” với trẻ đã có ngôn ngữ tốt hơn; hoặc “Bạn đang cảm thấy ngạc nhiên vì……” đối với những trẻ từ 3-4 tuổi trở lên. Hoặc chúng ta có cũng có thể thay đổi mẫu câu khi trẻ đã vững vàng “ Bạn đang cảm thấy thật sợ hãi, theo con thì tại sao vậy?”

Khuyến khích, xây dựng và bồi đắp khả năng bộc lộ cảm xúc cho trẻ bằng lời nói

Nhà tâm lý học lỗi lạc Vygotsky với học thuyết Văn hoá – Xã hội của mình đã chỉ ra rằng: Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một cá nhân. Việc trẻ nói ra được cảm xúc của mình đã là 1 nấc thang quan trọng giúp cha mẹ trợ giúp và điều hướng tâm trạng cho Con.

Trẻ rất dễ dàng trong việc nói ra cảm xúc của mình (trên 2 tuổi) tuy nhiên con lại khó khăn trong việc hình dung ra cảm xúc đó đã, sẽ ảnh hưởng thế nào tới chính bản thân con và người khác. Chúng ta nên làm gì? Một số kỹ thuật như sau tỏ ra hiệu quả:

xay dung kha nang dong cam cho tre do tuoi mam non
Trẻ rất dễ dàng trong việc nói ra cảm xúc của mình (trên 2 tuổi) tuy nhiên con lại khó khăn trong việc hình dung ra cảm xúc đó đã, sẽ ảnh hưởng thế nào tới chính bản thân con và người khác.

1. Vun đắp ngôn ngữ cho trẻ: Siêng năng kể truyện cho trẻ nghe, dạy trẻ các từ ngữ biểu hiện cho cảm xúc: buồn; vui; giận; ngạc nhiên; sợ hãi; yêu; ghét…. Các mẫu câu tương ứng: Bạn Thỏ đang rất vui; Bạn Cáo đang cảm thấy thật Tò mò về món quà mà Mẹ sẽ tặng trong sinh nhật của mình…. Tuỳ theo sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở từng độ tuổi mà chúng ta sẽ đưa các mẫu câu có độ dài ngắn, phức tạp khác nhau.

2. Khuyến khích và trợ giúp trẻ diễn đạt cảm xúc của mình: Trong quá trình tương tác với trẻ chúng ta có thể dùng các kỹ thuật khác bổ trợ cùng ngôn ngữ để trẻ có thể hình dung và bộc lộ ra cảm xúc của mình. Một trong số đó là “ Hình tượng hoá cảm xúc”. Quá trình này được hình thành qua các bước sau:

Bước 1: Người lớn làm mẫu:

Ví dụ: Mẹ đang cảm thấy rất vui vẻ. Cơn gió vui vẻ đang thổi trong bụng Mẹ, thổi lên tới ngực mẹ rồi, thổi qua cả tim mẹ làm bạn tim đập rộn ràng này. Cơn gió vui vẻ của mẹ chuẩn bị bay ra khỏi miệng và mẹ sẽ nói rằng: Mẹ vui quá. Cơn gió vui vẻ mang tới cho mẹ nụ cười và làm mọi người cảm thấy dễ chịu. Mỗi khi chúng ta thực hành như vậy trẻ sẽ quan sát, lắng nghe và những điều này sẽ đi vào ký ức của trẻ, gián tiếp dạy cho trẻ bài học đối diện và xử lý với các cảm xúc của bản thân.

Bước 2: Hướng dẫn:

Mỗi khi trẻ bộc lộ 1 cảm xúc nào đó chúng ta hãy kiên nhẫn cùng Con kể lại câu truyện về bạn cảm xúc đó như bước làm mẫu bên trên. Lưu ý với từng độ tuổi và khả năng ngôn ngữ khác nhau của trẻ mà người lớn có các gợi ý, mẫu câu sao cho phù hợp.

Bước 3: Quan sát, điều chỉnh:

Sự thể hiện của trẻ cần được rèn luyện qua 1 quá trình lâu dài vì vậy chúng ta cần có những quan sát chi tiết, ghi chép tỉ mỉ (nếu được) để có những lưu ý giúp hướng dẫn trẻ tốt nhất ở những lần sau. Cũng phải chú ý tới tính mền dẻo, linh hoạt của kỹ thuật này trong từng tình huống ở các môi trường và đối với những trẻ em khác nhau.

Lưu ý: Việc dùng những câu truyện tưởng tượng này không những giúp trẻ hình dung ra được cảm xúc của mình, trau đồi ngôn ngữ mà còn là cơ hội để dạy cho con bài học về tác động của cảm xúc của con tới chính bản thân con và người khác. Ví dụ như: Bạn cảm xúc tức giận sẽ mang đến cho con điều gì? Nếu con không làm chủ được bạn ý, khi bạn ý thoát ra miệng sẽ làm người khác gặp phải chuyện gì? Sau cảm xúc này con phải làm thế nào?

xay dung kha nang dong cam cho tre do tuoi mam non
Tôn trọng cảm xúc của trẻ và chia sẻ với chúng.

Thứ 2: Tôn trọng cảm xúc của trẻ và chia sẻ với chúng

Có một điều đáng buồn rằng rất nhiều bậc phụ huynh và thầy cô bỏ qua cảm nhận của trẻ hoặc cho rằng chỉ có những cảm xúc: Vui, tò mò, ngạc nhiên… mới là cảm xúc tích cực và đáng được hoan nghênh, còn nếu trẻ bộc lộ sự: Buồn bã, tức giận, sợ hãi… thì sẽ lờ đi hoặc la mắng để con từ bỏ ở những lần sau.

Theo như nghiên cứu của (Rosen, 2008; Tibbetts, 2003) sợ hãi sẽ giúp bạn phản ứng lại với các nguy cơ, lo lắng làm cho bạn nhận thức được nhiều mối đe dọa tiềm ẩn xung quanh bạn, và cảm giác tội lỗi làm cho bạn xem xét hành động trước đây có thể có hại cho người khác như thế nào và bù đắp/ chuộc lỗi với họ.

Cảm xúc tiêu cực thúc đẩy chúng ta hành động theo hoàn cảnh hiện tại của chúng ta và tạo ra những thay đổi tích cực. Chẳng hạn như tức giận (Biswar-Diener & Kashdan, 2014) là một cảm xúc tiêu cực gần gũi với công lý. Chúng ta hẳn còn nhớ thông điệp mà bộ phim hoạt hình “Inside Out” đạt giải Oscar đã từng mang tới rằng “Cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ có niềm vui. Cuộc sống là sự trung hoà của nhiều cảm xúc khác nhau. Chúng ta có thể cười, có thể khóc, có thể tức giận, cũng có thể sợ hãi, ghê tởm điều gì đó. Những cảm xúc nhiều màu sắc ấy đã làm nên thế giới tâm hồn đa cảm với kí ức phong phú. Niềm hạnh phúc không chỉ hiển hiện trong những kí ức tươi vui mà còn ở những kí ức đau buồn….”

xay dung kha nang dong cam cho tre do tuoi mam non
Tôn trọng cảm xúc của con như thế nào?

Tôn trọng cảm xúc của con như thế nào?

Chúng ta hãy thiết lập sự tôn trọng đối với cảm xúc của Con dựa vào sự đồng cảm của chúng ta đối với trẻ. Có thể tham khảo quy trình sau:

Bước 1: Ghi nhận cảm xúc của con:

Chú ý rằng việc chúng ta ghi nhận cảm xúc của trẻ khác với việc chúng ta nhận định và quy kết cảm xúc của trẻ. Có 2 cách để nói với con đó là: “Con đang rất buồn vì mẹ đã bỏ đi cả ngày mà không nói câu nào….” Hoặc “Mẹ nghĩ rằng con đang rất buồn vì……” Tuy nhiên chúng ta cần lựa chọn sao cho phù hợp với từng trẻ và từng tình huống bời vì câu nói này vô tình áp đặt suy nghĩ và cách nhìn của chúng ta lên trẻ. Đối với 1 số em bé nhạy cảm chúng sẽ có thể trở nên phòng thủ hoặc phản kháng bằng cách rút lui hay nói “ Không”.

Bước 2: Hỏi ý kiến của trẻ về cách đối diện với tình huống/ cảm xúc này:

Sử dụng kỹ thuật “Hình tượng hoá cảm xúc” sau đó có thể hỏi trẻ “Vậy theo con bây giờ chúng ta nên làm gì?” Chúng ta cũng cần chú ý rằng đối với mỗi lựa chọn của trẻ hãy cố gắng giúp trẻ hình dung ra kết quả/ hậu quả mà lựa chọn đó mang lại để trẻ có thể chọn lựa sao cho phù hợp nhất.

xay dung kha nang dong cam cho tre do tuoi mam non
Đối với những cảm xúc được cho là tiêu cực như Tức giận, Sợ hãi, Buồn bã… điều quan trọng nhất là phụ huynh và giáo viên phải dạy cho trẻ cách đối mặt và giải quyết chúng dựa trên quyết định và quan điểm của trẻ.

Bước 3: Quan sát:

Phụ huynh và giáo viên hãy lùi lại 1 bước ở đây để quan sát hành động, cảm xúc của trẻ. Những phát hiện nhỏ và tinh tế sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc phối hợp với Con giải quyết các tình huống cảm xúc này.

Bước 4: Nêu quan điểm và hướng dẫn trẻ (Nếu được):

Cùng với việc chúng ta cho trẻ tự giải quyết tình huống, người lớn cũng nên nêu quan điểm của mình như: Mẹ thấy rằng…; Mẹ thì cho rằng…; Cô nghĩ rằng hoặc Quan điểm của cô là….? Sau đó tiếp tục gợi ý với trẻ “Vậy bây giờ con nghĩ sao? Quyết định của con là…? Có rất nhiều trẻ sẽ khó khăn trong việc ra quyết định hay giải quyết tình huống cảm xúc nhất là đối với những trẻ nhỏ, vậy nên vai trỏ của người lớn lúc này là đưa ra chỉ dẫn kèm theo kết quả/ hậu quả để trẻ tự chọn lựa.

Bước 5: Kết thúc và điều chỉnh cho những lần sau.

Đối với những cảm xúc được cho là tiêu cực như tức giận, sợ hãi, buồn bã… điều quan trọng nhất là phụ huynh và giáo viên phải dạy cho trẻ cách đối mặt và giải quyết chúng dựa trên quyết định và quan điểm của trẻ. Chính điều này sẽ giúp trẻ của chúng ta trở thành những em bé kiên cường và luôn có cái nhìn tiến lên/ tích cực đối với các vấn đề trong cuộc sống.

xay dung kha nang dong cam cho tre do tuoi mam non
chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.