Xe bánh mì ế ẩm giữa mùa dịch Covid-19

Những ngày giãn cách xã hội, anh Nguyễn Xuân Thành (TP Vinh, Nghệ An) vẫn rong ruổi trên chiếc xe 3 bánh cùng những ổ bánh mì để mưu sinh.
Những ổ bánh mì mưu sinh mùa dịch giữa lòng thành phố - Ảnh 1.

Nhiều năm nay, trạm xe buýt trên đường Lê Duẩn, TP Vinh, Nghệ An là điểm dừng chân quen thuộc của anh Nguyễn Xuân Thành (44 tuổi). Đều đặn 6h mỗi sáng, anh lại chạy chiếc xe 3 bánh cho người khuyết tật đến địa điểm này, bán những ổ bánh mì nóng hổi cho người đi đường.

Những ổ bánh mì mưu sinh mùa dịch giữa lòng thành phố - Ảnh 2.

Trong một lần lên cơn sốt, anh bị di chứng liệt nửa người, tay chân co quắp từ nhỏ, đi lại khó khăn. Bản thân anh nhiều lần muốn tìm một công việc tốt hơn, thu nhập ổn định hơn, nhưng do khiếm khuyết cơ thể, lại không được đi học nên không có công việc phù hợp.

Những ổ bánh mì mưu sinh mùa dịch giữa lòng thành phố - Ảnh 3.

"5h30 hàng ngày, tôi lại đến lò bánh mì, lấy hàng với giá 3.500 đồng/chiếc. Mỗi cặp 2 cái tôi bán 10.000 đồng. Hôm nào đắt hàng thì lãi 70.000 - 80.000 đồng, những ngày ế ẩm thì đi xung quanh rao bán 2.000 - 3.000 đồng. Vì bánh mì không thể để qua ngày, nên trường hợp tệ nhất, là mang về nhà để ăn qua bữa", anh Thành chia sẻ.

Những ổ bánh mì mưu sinh mùa dịch giữa lòng thành phố - Ảnh 4.

Hiện tại, anh sống cùng mẹ già và con gái đang học lớp 3. Mọi gánh nặng đổ dồn lên vai người đàn ông ngoài tuổi tứ tuần.

Những ổ bánh mì mưu sinh mùa dịch giữa lòng thành phố - Ảnh 6.

Những ngày cách li xã hội, các tuyến xe buýt tạm dừng, khách mua hàng của anh trở nên ít hẳn. Từ khi có dịch Covid-19, anh chỉ lấy một nửa số bánh mì so với mọi ngày, nhưng nhiều hôm cũng không bán được hết.

Những ổ bánh mì mưu sinh mùa dịch giữa lòng thành phố - Ảnh 7.

Đối với gia đình anh, việc ăn bánh mì ế ẩm trừ bữa đã trở nên quen thuộc. Bản thân anh mỗi buổi trưa cũng chỉ ăn nửa chiếc bánh mì và một chai nước lọc, thi thoảng vài người chạy xe ôm xung quanh mua cho một suất cơm.

Những ổ bánh mì mưu sinh mùa dịch giữa lòng thành phố - Ảnh 8.

"Tôi đã không biết chữ, chỉ mong con gái có được kiến thức sau này đỡ khổ. Tôi sợ nhất là không có tiền cho con đi học, phải nghỉ học giữa chừng. Năm nay tôi đã 44 tuổi rồi, vài năm nữa sức khỏe kém đi chắc gì đã đi bán được như thế này", anh Thành chia sẻ.

Những ổ bánh mì mưu sinh mùa dịch giữa lòng thành phố - Ảnh 9.

Dù khó khăn, vất vả, anh vẫn giữ cho mình tinh thần lạc quan: "Mỗi ngày đi làm, tôi lại được tiếp xúc với nhiều người mưu sinh như mình, từ xe ôm hay những người bán hàng rong, bản thân lại có thêm động lực để cố gắng kiếm sống".

Những ổ bánh mì mưu sinh mùa dịch giữa lòng thành phố - Ảnh 10.

Hôm nay, những ổ bánh mì may mắn đã được bán hết, anh Thành lại quay xe trở về nhà với một niềm vui nhỏ.